Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặt dụng cụ tử cung (DCTC)

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Là biện pháp tránh thai chủ yếu tại Việt nam, năm 2001 chiếm 63,9% cơ cấu tránh thai. Biện pháp đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả cao và dễ có thai lại sau khi lấy dụng cụ ra.
3.1.    Cơ chế tác dụng
Phụ thuộc vào loại dụng cụ tử cung (loại không có thuốc, loại có Progesteron, loại quấn sợi đồng ...). Có nhiều cơ chế tác dụng cùng lúc nhằm mục đích ngăn cản sự làm tổ của trứng do làm thay đổi môi trường lý, hoá và tế bào trong buồng tử cung.
3.2.    Các loại dụng cụ tử cung
-    Vòng kín: Ota, Grafenberg. Hiện nay chỉ còn dùng loại vòng Dana.
-    Vòng chữ T: Tcu 200, Tcu 380 A ( có quấn thêm kim loại đồng ) hoặc Nova-T 380 quấn đồng có lõi bạc
-    Vòng Minera có tẩm nội tiết Progesteron
Hiện nay, các cơ sở y tế chủ yếu dùng vòng TCu 380A, Multiload.
3.3.    Chỉ định
-    Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và đã có ít nhất một con
-    Tự nguyện chọn phương pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung.

3.4.    Chống chỉ định
-    Có thai hoặc nghi ngờ có thai.
-    Nhiễm khuẩn:
•    Tại chỗ: viêm âm đạo cấp, viêm phần phụ, viêm tiểu khung
•    Toàn thân: lao phổi, lao sinh dục
-    Khối u sinh dục:
•    U lành tính: u xơ tử cung, u nang buồng trứng
•    U ác tính: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư buồng trứng
 
-    Tử cung dị dạng: tử cung đôi, tử cung 2 sừng, tử cung có vách ngăn
-    Sa sinh dục
-    Rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân, thống kinh
-    Thiếu máu mà chưa điều trị khỏi
-    Bệnh toàn thân: tim, phổi, gan, thận
-    Bệnh nội tiết: Đái đường, Basedow.
-    Tiền sử chửa ngoài tử cung.
3.5.    Nguyên tắc đặt dụng cụ tử cung
* Thời điểm đặt
-    Trong vòng 3 - 5 ngày sau sạch kinh. Đặt ngay sau sạch kinh là tốt nhất vì đảm bảo không có thai, đồng thời ít đau và ít ra máu.
-    Sau đẻ, chỉ được đặt ngoài thời kỳ hậu sản (> 6 tuần sau đẻ)
-    Đặt sau hút ĐHKN nếu đảm bảo không sót rau, không nhiễm khuẩn
* Các bước tiến hành
-    Chuẩn bị người bệnh, chuẩn bị dụng cụ, sát trùng, vô khuẩn
-    Đặt van, kẹp cổ tử cung, đo buồng tử cung để đặt nấc xanh làm mốc
-    Đưa ống cần vào buồng tử cung tới đáy tử cung, sát nấc xanh sao cho nấc xanh trùng với bình diện ngang của cổ tử cung.
-    Rút ống đẩy 1 - 1,5cm sau đó tiếp tục đẩy ống đẩy lên, để 2 cánh vòng sát đáy tử cung. Giữ nguyên cần đẩy, rút nòng xuống đến chỗ dây cần cắt (3 - 4cm)
-    Rút cần, sát trùng, tháo kẹp cổ tử cung, cho nằm nghỉ 30 phút
-    Thuốc kháng sinh uống từ 3 - 5 ngày và thuốc giảm co
-    Nhắc nhở: tránh giao hợp 10 - 14 ngày sau
3.6.    Tác dụng phụ
-    Chảy máu: Sau đặt ra máu vài ngày hoặc kinh nguyệt trong vài tháng đầu có thể ra kéo dài. Có thể dùng thêm kháng sinh và giảm co .
-    Đau bụng: thường gặp ở thời gian đầu sau đặt và sẽ giảm dần
-    Ra khí hư: Thường dịch trong do không có nhiễm khuẩn, nếu khí hư hôi, nên điều trị kháng sinh toàn thân và đặt thuốc âm đạo.
3.7.    Biến chứng
-    Nhiễm khuẩn: viêm phần phụ, viêm tiểu khung, nên yêu cầu thủ thuật phải đảm bảo vô khuẩn.
-    Thủng tử cung hoặc thủng vẫn đặt vòng: phát hiện bằng chụp buồng tử cung vòi tử
cung
-    Dụng cụ tử cung bám sâu vào cơ tử cung.
-    Rơi dụng cụ tử cung
-    Có thai: tỉ lệ 2%
-    Chửa ngoài tử cung kèm theo dụng cụ tử cung: 1%
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Tổng quan
  • Phương pháp tránh thai tự nhiên
  • Ngăn cản tinh trùng
  • Đặt dụng cụ tử cung (DCTC)
  • Thuốc tránh thai
  • Biện pháp tránh thai cho bú vô kinh
  • Phương pháp triệt sản
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    nghiên cứu can thiệp

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Từ khóa

    Quản lý ngoại chẩn.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Định vị tổn thương

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Khuyết cáo về tầm soát ung thư CTC
    Phục hồi chức năng hô hấp và chăm sóc giảm nhẹ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
    Kết cục sức khỏe tốt hơn
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space