Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Xử trí sặc, hóc, dị vật đường thở

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.    Biểu hiện của dị vật đường thở
1.1.    Hội chứng xâm nhập
-    Người bệnh đột ngột hai tay nắm chặt vào cổ họng, vật vã, ho sặc sụa, ngạt thở, tím
tái. Cơn ho có thể kéo dài 5 – 10 phút.
-    Nếu dị vật bít tắc hoàn toàn, người bệnh không nói được, cố gắng ho nhưng không
ra tiếng, suy hô hấp nhanh chóng, cuối cùng là bất tỉnh và có thể tử vong.
1.2.    Dị vật thanh quản
-    Khó thở vào; thở chậm.
-    Thở rít, có tiếng rít thanh quản; khàn tiếng.
1.3.    Dị vật khí quản
-    Khó thở dữ dội, tím tái.
-    Ho sặc sụa từng cơn.
-    Nghe phổi có rale rít hai bên trường phổi, có thể nghe tiếng lật phật khi di vật di
động.
1.4.    Dị vật phế quản
-    Hội chứng nhiễm trùng.
-    Ho dai dẳng; khó thở kéo dài.
-    Khám hô hấp có thể thấy lồng ngực xẹp một bên, nghe phổi có rì rào phế nang giảm, rale rít và rale ngáy ở vùng tổn thương, rale ẩm nếu có viêm phổi.
2.    Xử trí cấp cứu dị vật đường thở
2.1.    Cấp cứu tại chỗ
2.1.1.    Đối với người lớn hoặc trẻ lớn
Đánh giá tình trạng tắc nghẽn: người bệnh có tỉnh không, hỏi xem có nói được không.
Nếu người bệnh tỉnh nhưng không thể nói được hoặc không ho được, có thể tắc nghẽn đường thở hoàn toàn:
-    Đứng cạnh, hơi về phía sau người bệnh.
 
-    Một tay đỡ ngực người bệnh để người bệnh nhân cúi về phía trước.
-    Dùng phần cườm của tay kia vỗ mạnh và dứt khoát vào lưng người bệnh (giữa hai
xương bả vai).
-    Đánh giá cải thiện của người bệnh sau mỗi lần vỗ.
-    Nếu sau 5 lần vỗ mà người bệnh không cải thiện thì tiến hành nghiệm pháp
Hemlich như sau:
+    Đứng phía sau người bệnh.
+    Hai tay ôm vòng qua eo người bệnh.
+    Nắm tay đặt vào vị trí bụng giữa mũi ức và rốn, tay kia bọc lấy tay này.
+    Tiến hành đẩy bụng dứt khoát theo hướng vào trong và lên trên.
+    Đánh giá tình trạng người bệnh sau mỗi lần đẩy bụng.
−    Tiến hành xen kẽ 5 lần vỗ lưng và đẩy bụng cho đến khi dị vật được tống ra ngoài hoặc khi người bệnh hôn mê
Nếu người bệnh hôn mê:
-    Gọi hỗ trợ xung quanh và gọi cấp cứu.
-    Đặt người bệnh nằm xuống đất.
-    Khai thông đường thở bằng cách một ngón tay cho vào miệng kiểm tra và loại bỏ dị vật.
-    Tiến hành hồi sinh tim phổi.
-    Lưu ý kiểm tra dị vật trong miệng định kỳ trong quá trình hồi sinh tim phổi.
Nếu người bệnh tỉnh và vẫn trả lời được, có thể tắc nghẽn đường thở một phần
-    Không nên dùng nghiệm pháp Hemlich vì có thể gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
-    Trấn an người bệnh.
-    Khuyến khích cho người bệnh ho.
-    Nếu tình trạng không cải thiện thì gọi xe cấp cứu.
2.1.2.    Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
Nếu trẻ tỉnh:
-    Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay, cố định cổ và đầu bằng bàn tay, đầu trẻ thấp hơn
thân.
-    Dùng phần cườm bàn tay vỗ mạnh vào lưng trẻ 5 lần ở phần giữa hai xương bả vai.
-    Kiểm tra miệng của trẻ và lấy dị vật ra bằng ngón tay út.
-    Sau đó cho trẻ nằm ngửa, nếu còn khó thở thì dùng 3 ngón tay ấn vào giữa ngực 5 lần.
-    Tiếp tục luân phiên 5 lần vỗ lưng và 5 lần ấn ngực cho đến khi dị vật ra khỏi đường thở hoặc trẻ hôn mê.
Nếu trẻ hôn mê:
 
-    Gọi người hỗ trợ và nhân viên y tế.
-    Tiến hành hồi sinh tim phổi.
2.2.    Tại cơ sở y tế
-    Nếu người bệnh bị khó thở, mở khí quản cấp cứu qua màng nhẫn giáp hoặc chọc kim qua màng nhẫn giáp.
-    Sau đó tiến hành soi gắp dị vật.
-    Chuyển người bệnh đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để soi gắp dị vật.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Nguyên tắc chung xử trí cấp cứu
  • Cấp cứu ngừng tuần hoàn
  • Phù phổi cấp huyết động
  • Cấp cứu chấn thương
  • một số phương pháp sơ cứu chảy máu vết thương
  • Cố định gãy xương cẳng tay
  • Cố định gãy xương cánh tay
  • Cố định gãy hai xương cẳng chân
  • Cố định gãy xương đùi
  • Cố định gãy cột sống cổ
  • Cố định gãy cột sống thắt lưng
  • Cấp cứu và xử trí bỏng
  • Sơ cấp cứu bỏng mắt, chấn thương mắt
  • Cấp cứu say nắng, say nóng và sốc nhiệt
  • Hướng chẩn đoán và xử trí đau đầu
  • Xử trí cơn động kinh
  • Cấp cứu đột quỵ não (tai biến mạch não)
  • Xử trí sặc, hóc, dị vật đường thở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    tuyến y tế ban đầu

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khàn tiếng ở trẻ em: Đánh giá

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    ERYTHROMYCIN

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán
    Sốc phản vệ
    Hình hướng dẫn báo mất mật khẩu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space