Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các thể lâm sàng

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

5.1    Thoái hoá khớp gối: Nữ giới chiếm 80% trường hợp.
5.1.1    Nguyên nhân
*    Các dị tật của trục khớp gối:
-    Khớp gối quay ra ngoài (genu valgum).
-    Khớp gối quay vào trong (genu varum)
-    Khớp gối quá duỗi (genu recurvatum...)
*    Các di chứng của bệnh khớp gối: di chứng chấn thương, vi chấn thương do nghề nghiệp. Di chứng viêm (viêm khớp dạng thấp, lao khớp, viêm mủ...). Chảy máu trong khớp (hemophilie).....
5.1.2    Triệu chứng lâm sàng
 
Đau khớp gối (khi nghỉ và ban đêm)
-        Cứng khớp khi không vân động (buổi sáng dưới 30 phút)
-        Giảm khả năng vận động (khó khăn với một vài động tác)
-    Có tiếng lục khục khi cử động
-    Tăng cảm giác đau xương
-    Sờ thấy ụ xương.
-        Nhiệt độ da vùng khớp bình thường hoặc ấm lên không đáng kể.
 

5.2    Thoái hoá khớp háng
Nam thường mắc bệnh nhiều hơn nữ. Châu Á ít gặp thoái hoá khớp háng hơn châu Âu.
5.2.1. Nguyên nhân:
-    Thoái hoá khớp háng thứ phát chiếm 50% trường hợp, thường do những nguyên
nhân sau:
-    Loạn sản và trật khớp háng bẩm sinh
-    Chỏm khớp dẹt: là hậu quả của loạn sản sụn chỏm xương đùi (bệnh Legg - Perthès
- Calvé).
-    Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi do viêm tắc động mạch nuôi dưỡng đầu xương đùi...
-    Lồi ổ cối bẩm sinh
-    Di chứng chấn thương, vi chấn thương.
-    Di chứng viêm (lao, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm mủ...)
5.2.2    Triệu chứng lâm sàng:
*    Cơ năng:
-    Đau ở vùng bẹn hoặc phần trên mông, lan xuống đùi, có khi chỉ đau ở trước đùi và khớp gối. Đau xuất hiện từ từ tăng dần, đau tăng khi đi lại, đứng lâu, thay đổi thời tiết, giảm khi nghỉ ngơi. Có thể có dấu hiệu "phá gỉ khớp" khi khởi động.
-    Hạn chế vận động: Lúc đầu khó làm một số động tác (ngồi xổm, lên xe đạp, bước lên bậc cao...), về sau hạn chế nhiều, đi khập khiễng, phải chống gậy.
*    Thực thể: có các điểm đau ở mặt trước khớp và phần trên mông. Đo thấy chân bệnh ngắn hơn chân lành trong một số trường hợp.
-  Hạn chế vận động một số động tác: lúc đầu là duỗi cố và quay, về sau hạn chế các động tác khác nhất là gấp.
*    X quang:
 
-    Hẹp khe khớp: thường hẹp ở phần ngoài.
-    Đặc xương dưới sụn: thấy ở chỏm xương đùi, ổ cối, xương chậu, lỗ dây chằng tròn... trong phần xương đặc thường có các hốc xương, có khi hốc xương to mở thông vào ổ khớp.
-    Mọc gai xương: mọc ở nhiều vị trí trên ổ cối, chỏm xương đùi, lỗ dây chằng tròn...
 

Thoái hoá khớp bàn tay
Thoái hoá khớp bàn taythường gặp ở khớp bàn ngón xa (hạt Heberden), hoặc khớp ngón gần (hạt Bouchard), hoặc ở khớp bàn ngón tay cái.
Triệu chứng lâm sàng: thường đau ít, hạn chế vận động khớp.
 

Chẩn đoán: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp bàn tay theo ACR 1991
5.4 Thoái hoá khớp bàn ngón chân I
Lâm sàng: Đau, viêm khớp bàn ngón I do viêm bao khớp.
-    X quang: có gai xương
 

Gai xương gót
- Lâm sàng: Đau vùng gót chân đặc biệt khi ngủ dậy, khi đặt gót chân xuống đất.

 
-    X quang: có hình ảnh mọc gai xương gót chân.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
  • Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
  • Chẩn đoán xác định
  • Các thể lâm sàng
  • các phương pháp điều trị
  • phòng bệnh
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Điều trị suy tim mạn với phân suất tống máu giảm (EF ≤ 40%)

    1857/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cố định gãy xương đùi

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    THUỐC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ THIẾT YẾU TRONG CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH TẠI CÁC TUYẾN
    Nhịp nhanh thất đơn dạng (ECG Ví dụ 5)
    Cố định gãy cột sống cổ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space