Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Cấp cứu say nắng, say nóng và sốc nhiệt

(Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.    Triệu chứng
-    Nhiệt độ cơ thể tăng cao.
-    Thay đổi trạng thái tâm thần, hành vi: mới đầu thấy nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ lừ. Sau đó hồi hộp, lo lắng, nói lắp bắp, nặng hơn sẽ mê sảng, hôn mê, co giật do tổn thương thần kinh trung ương.
-    Thay đổi bài tiết mồ hôi: nếu do thời tiết nóng thì da nóng và khô khi chạm vào;nếu sốc nhiệt do gắng sức thì lại thấy da ẩm ướt.
-    Buồn nôn và nôn.
-    Thở nhanh, hồi hộp trống ngực do phản xạ tăng nhịp tim (tăng cường tuần hoàn để làm mát cơ thể).
-    Đái ít hoặc không đái được.
-    Chuột rút, co giật toàn thân trong giai đoạn muộn.
-    Xét nghiệm máu thấy natri máu tăng cao, cô đặc máu (hematocrit máu tăng), tăng
áp lực thẩm thấu máu, tăng CK do tiêu cơ vân.
-    Người bệnh say nắng, tổn thương trung khu điều nhiệt nên triệu chứng thường nặng nề ngay từ đầu, thân nhiệt có thể lên tới 42 – 430C.
2.    Xử trí ban đầu
-    Nhanh chóng đưa người bệnh vào chỗ mát, cởi bỏ bớt quần áo.
-    Làm mát cơ thể bằng các phương tiện sẵn có:
+    Đặt người bệnh vào bồn nước mát hoặc dưới vòi tắm hoa sen nước mát.
+    Phun, xịt nước vào người. Tránh phun vào mũi, miệng.
+    Chườm nước lạnh hoặc chườm đá vào đầu, cổ, nách, bẹn.
+    Kết hợp quạt gió liên tục.
-    Có thể cho người bệnh uống paracetamol kết hợp để hạ nhiệt.
-    Các dấu hiệu nặng: rối loạn ý thức, vô niệu, không hạ được thân nhiệt (do tổn thương trung khu điều nhiệt), chuột rút hoặc co giật. Khi có các dấu hiệu này cần nhanh chóng chuyển người bệnh đến khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện.
 
-    Các xử trí trước khi chuyển bệnh nhân:
+  Truyền dịch chống sốc: đặt nhiều đường truyền, ưu tiên truyền glucose 5% trước (để làm giảm natri máu), sau đó dùng muối đẳng trương (natriclorua 0,9%). Lượng dịch truyền từ 4 – 5 lít dịch khi có sốc nhiệt ở người lớn. Theo dõi sát người bệnh phòng phù phổi cấp do truyền dịch quá nhanh, đặc biệt ở người cao tuổi, người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch.
+  Nếu có hôn mê hoặc co giật: đặt ống nội khí quản, tiêm diazepam để chống co giật.
+  Truyền bicarbonat để tránh toan máu và toan hóa ống thận do tiêu cơ vân cấp.
-    Ở khoa điều trị tích cực, người bệnh nên được đặt đường truyền tĩnh mạch trung
tâm để kiểm soát dịch. Các trường hợp nặng do suy đa tạng sẽ cần lọc máu.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ

  • Mục tiêu
  • Đặt vấn đề
  • Nguyên tắc chung xử trí cấp cứu
  • Cấp cứu ngừng tuần hoàn
  • Phù phổi cấp huyết động
  • Cấp cứu chấn thương
  • một số phương pháp sơ cứu chảy máu vết thương
  • Cố định gãy xương cẳng tay
  • Cố định gãy xương cánh tay
  • Cố định gãy hai xương cẳng chân
  • Cố định gãy xương đùi
  • Cố định gãy cột sống cổ
  • Cố định gãy cột sống thắt lưng
  • Cấp cứu và xử trí bỏng
  • Sơ cấp cứu bỏng mắt, chấn thương mắt
  • Cấp cứu say nắng, say nóng và sốc nhiệt
  • Hướng chẩn đoán và xử trí đau đầu
  • Xử trí cơn động kinh
  • Cấp cứu đột quỵ não (tai biến mạch não)
  • Xử trí sặc, hóc, dị vật đường thở
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    ca lâm sàng 2

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    59 Tạo mã QR chuyển khoản ngân hàng bằng hàm trong Google Sheets Google Apps Script

    công nghệ thông tin.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    30. TẬP VẬN ĐỘNG CÓ TRỢ GIÚP

    54/QĐ-BYT .....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Đau bụng mãn tính ở trẻ em và thanh thiếu niên: Cách tiếp cận đánh giá
    Cách tạo tình huống bệnh nhân ảo
    11. Điện tâm đồ trong các bệnh lý: rối loạn điện giải và ngộ độc digitalis, tâm phế cấp/ mạn, viêm màng ngoài tim cấp

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space