2.1.1 Phân loại giao tiếp không lời
Giao tiếp không lời được chia làm những loại sau đây:
Cử chỉ: là ngôn ngữ cơ thể gồm chuyển động của bàn tay, cánh tay, đầu, chân, bàn chân, cử chi, ánh mắt, nét mặt.
Từ tượng thanh: thường không có nội dung mà chỉ có âm thanh và kết hợp với âm tốc,
âm độ, âm sắc khi nói chẳng hạn như ngượng ngùng , nghỉ, im lặng, ngắt quãng
Tiếp xúc về mặt thể chất: bao gồm các dạng tiếp xúc của cơ thể như bắt tay ôm vai,…Trong tất cả các ngôn ngữ không lời thì tiếp xúc là hành vi không có hiệu quả nhất. Tiếp xúc có thể diễn đạt cá mức thang tình cảm như sự mềm yếu, tình yêu, sự giận giữ, sự chia sẻ.
Trên thực tế ở một số nền văn hóa, bất kỳ sự tiếp xúc có chủ địch nào giữa hai người cũng có thể xem như là tác động tình cảm và có thể gây hiểu nhầm. Một số nèn văn hóa khác tiếp xúc giữa hai người lớn ở nơi công cộng rất hiếm và không được phép. Ở một số nền văn hóa lại cho tiếp xúc tiếp xúc về mặ thể chất như ôm, hôn tạm biệt là biểu hiện của sự thân mật. Do vậy cần phải sử dụng tiếp xúc một cách phù hợp, đúng nơi, đúng lúc.
Khoảng cách giữa các cá nhân trong giao tiếp xã hội: là khoảng cách giữa các cá nhân và tiêu chuẩn của xã hội. Trong giao tiếp, khoảng cách giữa hai người đối thoại cũng có ý nghĩa nhất định.
- Khoảng cách công cộng (đứng cách nhau ít nhất 3,5m): Khoảng cách này phù hợp với tiếp xúc đám đông tụ tập thành một nhóm.
- Khoảng cách xã hội (đứng cách nhau từ 1,2m đến 3,5m): khoảng cách này thường được sử dụng khi hai người lạ tiếp xúc với nhau.
- Khoảng cách cá nhân (đứng cách nhau từ 0.45m đến 1.5m): Khoảng cách này được sử dụng trong mối quan hệ bạn bè và đồng nghiệp. Ví dụ: bạn bè gặp mặt nhau.
- Khoảng cách thân mật (đứng cách nhau từ 0 đến 0.45m): Khoảng cách này sử dụng với những người rất thân thiết, gần gũi.
- Đồ trang điểm, trang trí bên ngoài cơ thể như nước hoa, quần áo, trang sức, tóc giả. Quần áo và vật dụng đi kèm thể hiện nghề nghiệp của từng cá nhân, có thể nhận biết nghề nghiệp của một người thông qua trang phục, hoặc quần áo thể hiện đó là một người gọn gàng hay lôi thôi.
Hoàn cảnh giao tiếp: là bối cảnh diễn ra quá trình giao tiếp bao gồm cả khía cạnh vật lý (địa điểm, kích thước, không gian gặp gỡ, tiếng ồn, màu sắc, đồ vật xung quanh,..) và khía cạnh xã hội (mục đích giao tiếp, quan hệ giao tiếp).
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải nghĩa giao tiếp không lời
Cụm cử chỉ
Khi giải nghĩa giao tiếp không lời cần phải giải nghĩa theo cụm cử chỉ chứ không nên theo một cử chỉ đơn độc, tách biệt với cử chỉ khác.
Cử chỉ phải được đặt trong ngữ cảnh giao tiếp
Một trong những vấn đề chính khi giải nghĩa giao tiếp không lời là thường tách biệt giao tiếp không lời khỏi hoàn cảnh , độc lập với hoàn cảnh giao tiếp. Điều này dẫn đến việc giải nghĩa và hiểu giao tiếp không lời chính xác. Ý nghĩa của phi ngôn ngữ nhất thiết phải được xem xét trong hoàn cảnh diễn ra giao tiếp không lời.
Sự phù hợp
Quan sát các cụm, cử chỉ của giao tiếp không lời và kết hợp với ngôn ngữ là chìa khóa
để giải thích chính xác hơn về ý nghĩa của giao tiếp.
|