Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Kỹ năng thể hiện sự đồng cảm

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Đồng cảm cho phép chúng ta chấp nhận và đáp lại hiệu quả và chính xác những nhu cầu của người khác bằng cách nhìn nhận họ đúng như bản chất của họ và như họ nhìn nhận chính bản thân họ. Đồng cảm còn có ý nghĩa rộng hơn, đồng cảm là khả năng suy luận để cố gắng hiểu những ý nghĩa đằng sau từ ngữ, hành vi và động lực của người khác, để tìm kiếm xem họ nhìn nhận và cảm giác như thế nào trong hoàn cảnh của họ. Thể hiện sự đồng cảm là một kỹ năng cần có và cần được cán bộ y tế rèn luyện, xuất phát từ đặc điểm nghề nghiệp và đối tượng phục vụ của cán bộ y tế. Sự đồng cảm là
 
khả năng , kinh nghiệm hiểu những gì mà người khác đang suy nghĩ và hành động và hiểu nội tại bên trong vấn đề của họ một cách chính xác.
Sự đồng cảm yêu cầu:
-    Chú ý đến các khía cạnh bên ngoài của con người và suy nghĩ tình cảm bên trong của họ trong bối cảnh cụ thể của họ.
-    Linh cảm hòa hợp với sự tiếp nhận thông tin phức tạp từ cuộc sống bên trong
con người.
-    Khả năng đề đáp lại chính xác và hữu ích theo cách phù hợp với thực tế tình cảm của người khác, hiểu được cuộc sống của riêng họ và vấn đề họ đang đối mặt.
Chỉ khi nào chúng ta hiểu một cách thấu đáo về người khác, chúng ta mới có thể có kế hoạch giao tiếp phù hợp với nhu cầu của người đó. Lấy một ví dụ về cảm giác bệnh tật và chấn thương: cán bộ y tế có thể lung túng vì những phản ứng tiêu cực và lo lắng của người bệnh với phác đồ điều trị phẫu thuật – họ lưỡng lự, không hợp tác và không đồng ý hẹn gặp, trì hoãn các quyết định: điều gì sẽ tiếp tục diễn ra. Trong trường hợp này cần phải tìm hiểu lý do để có thể tìm cách tiếp cận, thuyết phục người bệnh đúng với những gì họ đang suy nghĩ và hành động.
Cần lắng nghe và quan sát người bệnh với thái độ đồng cảm. Tìm hiểu và giải thích được cá dấu hiệu, cố gắng để cảm nhận những gì không thể hiện ra bên ngoài của người bệnh; nhìn nhận vấn đề bên trong tiềm ẩn và giải quyết vấn đề. Như vậy có thể làm người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu và sẽ hợp tác.
Một người bệnh lưỡng lự điều trị, cán bộ y tế đồng cảm có thể hiểu và nói: “Tôi có cảm giác là bạn đang lo sợ điều này và tôi không thực sự hiểu tại sao lại như vậy. Hãy nói cho tôi biết lý do”. Nếu cán bộ y tế nói điều đó là đúng, nghĩa là cảm giác lo sợ chính mình là cảm giác của người bệnh, thì cán bộ y tế có thể đã làm cho người bệnh cảm thấy được chia sẻ và cán bộ y tế có thể khám phá được suy nghĩ tiếp theo của người bệnh để thuyết phục được họ thực hiện điều trị.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Giao tiếp không lời
  • Kỹ năng nói
  • Kỹ năng nghe
  • Kỹ năng đặt câu hỏi
  • Kỹ năng kiểm tra nhận thức và phản hồi
  • Kỹ năng giải thích
  • Kỹ năng khuyến khích
  • Kỹ năng thể hiện sự đồng cảm
  • Kỹ năng quan sát
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng tóm tắt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục đích sàng lọc trước sinh

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị cấp tính chứng đau nửa đầu ở người lớn migrain

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    AMLODIPIN
    Đại cương
    Đánh giá và quản lý vô kinh thứ phát
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space