Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Kỹ năng nghe

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người sử dụng 45% thời gian giao tiếp để nghe. Với cùng một khối lượng thông tin, mỗi người có khả năng nghe khác nhau. Cần phải nghe có hiệu quả để có thể hiểu được toàn bộ và chính xác những vấn đề và những cảm nhận của người bệnh. Những lợi ích chính của lắng nghe có kết quả là:
-    Nâng cao sự hài lòng của người bệnh
-    Tăng cường khả năng nhận thức của cán bộ y tế, hiểu biết người bệnh
-    Nâng cao sự gắn kết với phác đồ điều trị của người bệnh, làm tăng niềm tin của
người bệnh.
Lắng nghe có hiệu quả là có khả năng nghe nhận thông in xử lí giải nghĩa thông tin và lĩnh hội thông tin chính xác một thông điệp theo đúng những nội dung mà người gửi truyền đi có lời cà không lời . Phải đồng thời nghe và quan sát người nói để giải nghĩa thông điệp. Như vậy, phải tập trung cao độ thì mới có thể nghe có hiệu quả.
Quá trình lắng nghe có hiệu quả bao gồm các bước sau:
-    Chuẩn bị nghe;
-    Tập trung lắng nghe;
-    Hiểu;
-    Ghi nhớ;
-    Phản hội;
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tỉnh táo và tập trung cao độ để lắng nghe liên tục.
Đôi khi có nhiều vấn đề làm bực tức và làm ảnh hưởng đến sự chú ý lắng nghe.
Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả có thể học và rèn luyện được, mặc dù đây là một trong những kỹ năng khó rèn luyện nhất. Rèn luyện kỹ năng này không chỉ để nghe mà còn thể hiện cho người nói biết được mình đang chăm chú lắng nghe thông qua: đặt những câu hỏi tiếp theo phù hợp; tổng hợp lại thông tin hoặc kiểm tra lạ thông tin và thể hiện qua ngôn ngữ không lời.
Một số gợi ý rèn luyện thể hiện lắng nghe chủ động:
-    Duy trì tiếp xúc bằng mắt.
-    Gật đầu.
-    Thu hẹp khoảng cách hai mắt, trán nhăn lại hoặc mím môi thể hiện sự tập trung.
-    Thỉnh thoảng di chuyển ánh mắt để hấp thụ thông tin (thể hiện sự tập trung như hít
thở sâu, đầu nghiêng về phía sau).
-    Người hơi thấp xuống, hỗ trợ bằng những từ tượng thanh hoặc những cụm từ: uh huh, ah, mmm, tôi hiểu, vậy sao (sử dụng khi diễn tả sự ngạc nhiên).
-    Thay đổi cử chỉ cơ thể sang một trạng thái tập trung khác( ví dụ như đặt khủy tay lên bàn, lồng hai bàn tay vào nhau và chống vào cằm).
-    Tiếp tục giữ im lặng và nên có một khoảng trống để phán ánh ý kiến hay đưa ra câu trả lời.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Giao tiếp không lời
  • Kỹ năng nói
  • Kỹ năng nghe
  • Kỹ năng đặt câu hỏi
  • Kỹ năng kiểm tra nhận thức và phản hồi
  • Kỹ năng giải thích
  • Kỹ năng khuyến khích
  • Kỹ năng thể hiện sự đồng cảm
  • Kỹ năng quan sát
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng tóm tắt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    KỸ THUẬT ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN VÀ KỸ THUẬT BÓP BÓNG QUA MẶT NẠ Ở TRẺ SƠ SINH

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Suy gan cấp

    1493/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiếp cận bệnh nhân

    uptodate.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM
    Rối loạn lo âu trầm cảm
    Thuyết trình
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space