Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Kỹ năng kiểm tra nhận thức và phản hồi

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Một quá trình giao tiếp hoàn chỉnh là gửi thông điệp và phản hồi về thông điệp. Giao tiếp không chỉ đơn giản là gửi thông điệp. Người gửi có trách nhiệm đảm bảo
 
thông điệp được nhận và người nhận hiểu được. Quá trình giao tiếp chỉ hoàn chỉnh khi thông điệp được phản hồi. Không có phản hồi, chúng ta sẽ không bao giờ chắc chắn là thông điệp được nhận và được hiểu theo đúng ý định của người gửi.
Phương pháp cơ bản để kiểm tra nhận thức trong mọi hoàn cảnh là hỏi chủ động theo cách này hay cách khác. Kiểm tra nhận thức cần phải được tiến hành khéo léo để người bệnh không nghĩ rằng khả năng thu nhận thông tin của họ có vấn đề. Việc kiểm tra cần phải được nói cho ngườ bệnh biết.
Phản hồi là cách mà chúng ta kiểm tra những thắc mắc của chúng ta được giải quyết. Tuy nhiên, phản hồi có thể còn có nhiều tác dụng hơn. Phản hồi có thể chuẩn bị để chuyển phương thức hội thoại từ thăm hỏi sang thuyết phục. Phản hồi cũng có thể giúp kết thúc cuộc hội thoại, tóm lại những gì người nói vừa nói và tạo ra nguyên tắc cho hành động đối thoại.
Có hai loại phản hồi: tích cực và tiêu cực. Phản hồi tích cực là dể nói rằng chúng tôi thích, đanh giá cao ý kiến người noi. Phản hồi tiêu cực là để nói chúng tôi không thích, trái quan điểm với họ.
Hai loại phản hồi này còn có ý rộng hơn. Phản hồi tích cực khuyến khích người khác tiếp tục suy nghĩ. Phản hồi tiêu cực là để làm cho người khác dừng lại không suy nghĩ gì nữa. Phản hồi tích cực cũng khuyến khích người nói đánh giá cao về suy nghĩ của họ, phản hồi tiêu cực nói cho họ biết suy nghĩ của họ không có giá trị gì.
Để thu nhận thông tin phản hồi và kiểm tra nhận thức cần phải thực hiện thường xuyên với người bệnh thông qua hành động và lời nói của họ:
-    Đánh giá mức độ hiểu thông tin của người bệnh thông qua mức độ chú ý, phản hồi có lời và không lời.
-    Hỏi lại nếu thông điệp được hiểu đúng: “Anh đã thấy rõ ràng chưa?”, “Anh có hiểu điều đó không?”. Đây là mức độ thắc mắc thấp nhất vì có thể là người bệnh nghĩ họ đã hiểu nhưng thực tế họ lại hiểu lầm.
-    Yêu cầu người bệnh nhắc lại thông điệp:”Hãy nói lại cho tôi biết anh sẽ sự dụng thuốc này như thế nào?”, “Anh nói lại cho tôi biết tôi vừa giải thích điều gì?”.
Nếu người bệnh không đưa tong tin phản hồi thì cần phải hỏi lại điều đó. 
 

  • Giao tiếp không lời
  • Kỹ năng nói
  • Kỹ năng nghe
  • Kỹ năng đặt câu hỏi
  • Kỹ năng kiểm tra nhận thức và phản hồi
  • Kỹ năng giải thích
  • Kỹ năng khuyến khích
  • Kỹ năng thể hiện sự đồng cảm
  • Kỹ năng quan sát
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng tóm tắt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CEFALEXIN

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    F02 - tiếp cận triệu chứng mắt đỏ

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nuance hỗ trợ bằng giọng nói

    CME AI trong y khoa.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Công cụ bổ sung
    Dày sừng tiết bã
    Da bị bong vẩy vì lý do gì?
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space