Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Mô hình mới

(Tham khảo chính: Quản lý ngoại chẩn )

Đối với mô hình giao tiếp nhân viên y tế – bệnh nhân truyền thống, chính nhân viên y tế là người thiết lập qui tắc làm việc, xác định mục tiêu sức khỏe và ra quyết định trong tất cả vấn đề lâm sàng của bệnh nhân. Mô hình này phù hợp trong quá khứ vì người nhân viên y tế được xã hội xem như là chuyên gia về sức khỏe, là người nắm giữ kiến thức về y khoa, là người có khả năng vận dụng kiến thức để khôi phục sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, mô hình này không quan tâm nhiều đến khía cạnh con người của bệnh nhân: về tâm lý, về sinh lý, về bối cảnh gia đình-xã hội, về các giá trị riêng của bệnh nhân (kinh nghiệm trong quá khứ, cảm nghĩ về tình trạng hiện tại, vấn đề ưu tiên cần giải quyết, các mục tiêu trong cuộc đời...). Chính vì những đặc điểm này, mô hình giao tiếp truyền thông không thể giải thích được câu hỏi vì sao bệnh nhân không tuân thủ điều trị.

Ví dụ trong một nghiên cứu trên bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường, các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng mặc dù bệnh nhân được thông tin chi tiết và đầy đủ kiến thức về bệnh đái tháo đường cũng như các lựa chọn điều trị tối ưu, kết quả nghiên cứu cho thấy có vẻ rằng chất lượng cuộc sống bệnh nhân bị rối loạn nhiều bởi việc điều trị bệnh hơn là bản thân của bệnh.2.

Các vấn đề sức khỏe mãn tính (sức khỏe và bệnh mãn tính) cần có cách tiếp cận mới (nhân sinh quan mới) bởi vì việc điều trị kéo dài suốt đời và yếu tố tham gia của bệnh nhân là cực kỳ quan trọng. Cách tiếp cận mới này là “chăm sóc dựa trên sự cộng tác” trong đó khuyến khích bệnh nhân tự chăm sóc theo dõi sức khỏe của bản thân (collaborative care = promoting self-management). Với cách tiếp cận này, trao đổi – hội thoại giữa nhân viên y tế và bệnh nhân sẽ bắt đầu bằng kế hoạch tập trung trên các ưu tiên của người bệnh cũng như các khuyến cáo chăm sóc của bác sĩ. Việc ra quyết định điều trị - chăm sóc sẽ dựa trên cơ sở có trao đổi – thảo luận giữa bệnh nhân và ê kíp điều trị3.

Chăm sóc hợp tác (collaborative care: promoting self-management): nâng cao ý thức tự chăm sóc-quản lý sức khỏe

 

Mô hình truyền thống

Mô hình cộng tác

Tương tác

Dựa trên mối bận tâm của người chăm sóc – nhân viên y tế

Dựa trên mối bận tâm của cả bệnh nhân và nhân viên y tế

Thay đổi hành vi

Đến từ kiến thức y khoa

Đến từ kỳ vọng của người bệnh và kiến thức y khoa

Mục tiêu

Tuân thủ điều trị

Tự quản lý hiệu quả

Quyết định

Thực hiện bởi nhân viên y tế

Thực hiện bởi người bệnh với sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

 

Trong khuôn khổ chương trình đào tạo về chăm sóc bệnh mãn tính, chúng ta cần xây dựng một mô hình giao tiếp. Trong đó, bằng các phương pháp khác nhau cho phép chúng ta hỗ trợ bệnh nhân trong việc củng cố quản lý và theo dõi tình trạng sức khỏe mãn tính của chính người bệnh một cách hiệu quả trên cơ sở vận dụng các nguồn lực nội tại và bên ngoài. Các nhà nghiên cứu đã chỉ 5 kỹ thuật khác nhau cho phép hỗ trợ giao tiếp giữa bệnh nhân và bác sĩ trong quản lý bệnh mãn tính (3).

Sau đây xin giới thiệu 5 kỹ thuật đầu tiên để thiết lập mối quan hệ cộng tác giữa bác sĩ và bệnh nhân giúp cải thiện việc theo dõi bệnh mạn tính:

  • Chia sẻ mối bận tâm của cả 2 bên
  • Phương pháp hỏi-nói-hỏi
  • Hỗ trợ sự sẵn sàng thay đổi
  • Thiết lập các mục tiêu tự quản lý sức khỏe
  • Khép vòng lặp (closing the loop)
  • Mô hình mới
  • Ứng dụng vào thực hành
  • Mục tiêu
  • Giới thiệu
  • Khái niệm về giao tiếp
  • Tầm quan trọng của giao tiếp
  • Các lưu ý trong giao tiếp
  • Từ khóa
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    CÁC RỐI LOẠN BIỆT HÓA GIỚI TÍNH SINH DỤC Ở NAM GIỚI

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh lý tim mạch tiến triển gây ứ trệ tuần hoàn phổi

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Một số hình ảnh ung thư vú

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hoạt động thể lực và bệnh tim mạch
    phác đồ điều trị phản ứng với stress trầm trọng và rối loạn thích ứng - tâm lý y học
    Run khi duy trì tư thế nhất định
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space