Thông thường, bác sĩ sẽ tìm kiếm, xác định nhu cầu sức khỏe hoặc mối bận tâm chính của mỗi lần khám. Có thể các bác sĩ cũng biết rằng một số thông tin có thể được đưa ra thảo luận cùng bệnh nhân. Nhưng thực tế thì bác sĩ-nhân viên y tế không chia sẻ thông tin này. Mặt khác, bệnh nhân bị đặt vào bối cảnh phải trả lời các câu hỏi chất vấn khác nhau của bác sĩ, mà ngược lại họ lại không sẵn sàng/không dám đặt câu hỏi ngược lại bác sĩ. (trong mô hình giao tiếp truyền thống, bác sĩ là người thiết lập kế hoạch điều trị còn bệnh nhân thì có nghĩa vụ phải hoàn thành kế hoạch đó)
Việc chia sẻ mối bận tâm của 2 bên có nghĩa là các bác sĩ và bệnh nhân cùng nhau nêu ra các quan điểm – đánh giá của mình về vấn đề sức khỏe hiện tại ngay khi mới gặp mặt để cùng thảo luận. Việc này có thể được thực hiện dễ dàng thông qua một câu hỏi đơn giản: “hôm nay không biết anh chị có muốn hỏi gì thêm không?”. Câu hỏi này sẽ đặt người bệnh vào thể chủ động để trình bày các kỳ vọng/quan điểm cá nhân, từ đó khơi mào cho hàng loạt các câu hỏi và thảo luận khác. Bằng phương thức này, các vấn đề quan trọng của mỗi bên đều được trình bày và cho phép bác sĩ có thể điều hướng thảo luận về vấn đề then chốt/quan trọng nếu cần.
Trong khi các bác sĩ đều cho rằng quá bận rộn để có thể dành thời gian chia sẻ mối bận tâm của 2 bên, các nghiên cứu chỉ ra rằng việc này chỉ làm tăng thêm trung bình 1,9 phút cho mỗi lần khám bệnh 4,.
|