Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Hỗ trợ sự sẵn sàng thay đổi

(Trở về mục nội dung gốc: Võ Thành Liêm )

Thông thường, mỗi bệnh nhân sẽ có thái độ khác nhau trước sự thay đổi lối sống, hành vi, thói quen sức khỏe. Để sự thay đổi hành vi có thể xảy ra, mỗi cá nhân cần phải nhận định rằng việc thay đổi là quan trọng cần làm (khía cạnh động lực cá nhân) và việc thực hiện là không quá khó (khả năng cá nhân). 
Ví dụ như đối với trường hợp bệnh nhân nghiện rượu có rối loạn tăng men gan. Vấn đề cai rượu được đặt ra để có thể kiểm soát được tình trạng tăng men gan. Bệnh nhân cần được cung cấp thông tin chỉ rõ ra rằng các chỉ số sinh hóa máu có men gan tăng cao “có thể” là hậu quả của việc dùng rượu quá nhiều (để tránh dùng từ nghiện rượu) và khắc phục sớm sẽ tránh tình trạng xơ gan mất bù về sau. Đồng thời, chúng ta cần củng cố niềm tin cai nghiện rượu bằng cách khẳng định rằng nhiều người đã thành công và khỏe mạnh.
Hai câu hỏi đơn giản có thể giúp cho bác sĩ có thể củng cố các điều kiện cần thiết cho sự thay đổi trong vòng vài phút. Câu hỏi đầu tiên là “Theo anh chị thì việc thay đổi có cần thiết hay không? Nếu được anh chị cho điểm trên thang điểm từ 1 đến 10” (Thông thường chúng tôi sử dụng bộ thang đo mức độ đau để đánh giá. Nếu không có, chúng ta có thể cùng qui ước với bệnh nhân rằng 1 điểm là không quan trọng, và 10 điểm là rất quan trọng, thiết yếu). Câu hỏi này sẽ đặt bệnh nhân và bác sĩ cùng ngồi vào bàn và cùng hướng đến một vấn đề. Thực tế cho thấy, đối với bệnh nhân tiểu đường, khi đặt câu hỏi về vấn đề chế độ dinh dưỡng thì hầu hết đều cho rằng rất quan trọng.
Khẳng định khả năng bản thân có thể thực hiện được thay đổi là mục đích của câu hỏi thứ hai. Chúng ta có thể sử dụng câu hỏi “anh chị có tự tin thực hiện thay đổi hay không? Nếu được anh chị cho điểm trên thang điểm từ 1 đến 10”. Bệnh nhân cần cảm thấy có đủ tự tin rằng họ có thể thực hiện được những thay đổi giúp củng cố tình trạng sức khỏe của họ. 
Chúng tôi ghi nhận rằng những bệnh nhân nói rằng sẽ thay đổi tất cả, thay đổi ngay lập tức lại là những người khó có khả năng thực hiện thành công thay đổi hành vi. Nhân viên y tế cần hỗ trợ bệnh nhân bằng cách cắt nhỏ mục tiêu thay đổi thành từng bước cụ thể, kế tiếp và có tính khả thi cao. Ví dụ như việc cai nghiện thuốc là có thể được bắt đầu bằng việc giảm dần số lượng thuốc hút mỗi ngày, định mức giảm thành từng tuần, hướng tăng dần tiến đến ngưng hút thuốc lá hoàn toàn.

Trở về mục nội dung gốc: Võ Thành Liêm

  • Chia sẻ mối bận tâm của cả 2 bên
  • Phương pháp hỏi-nói-hỏi
  • Hỗ trợ sự sẵn sàng thay đổi
  • Thiết lập các mục tiêu tự quản lý sức khỏe
  • Khép vòng lặp (closing the loop)
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Lịch sử phát triển chuyên ngành Y học gia đình tại Việt Nam

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chẩn đoán

    1572/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    2.2. Cận lâm sàng

    5183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    phòng ngừa tai biến sản khoa
    ESTRADIOL
    19 Cách tạo menu trên thanh công cụ của Google Sheet
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space