Kỹ thuật này cung cấp một khung kỹ thuật để bác sĩ có thể cung cấp thông tin tương ứng với nhu cầu đòi hỏi của bệnh nhân. Kỹ thuật này thông qua 3 bước tuần tự như sau:
- Hỏi bệnh nhân về những gì họ đã biết hoặc muốn biết về vấn đề sức khỏe của bản thân họ
- Cung cấp thông tin cho bệnh nhân về những gì họ cần phải biết
- Hỏi lại và kiểm tra xem bệnh nhân có hiểu chính xác về thông tin vừa cung cấp hoặc có câu hỏi nào khác nữa không.
Bước đầu tiên cho phép bác sĩ có thể biết được mức độ kiến thức của bệnh nhân về tình trạng bệnh tật, tình trạng sức khỏe và việc điều trị. Bác sĩ có thể hỏi “chị Lan có biết huyết áp của chị hiện không ổn không?” hoặc “chị có nắm được cách thức ăn như thế nào để tránh cao huyết áp không?”. Sau đó, tùy theo nội dung trả lời của bệnh nhân mà bác sĩ có thể bám để cung cấp thông tin, giúp hiệu chỉnh những định kiến về sức khỏe và nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe. Câu hỏi kế tiếp sẽ có dạng như sau “chị Lan có thể nhắc lại cho tôi về những gì cần hạn chế ăn để tránh cao huyết áp không?” hoặc “chị Lan có thể nói lại cho tôi biết cách dùng các thuốc trong toa”. Việc này sẽ kiểm chứng được thông tin bệnh nhân nhận được có chính xác và đúng theo mong muốn của chúng ta hay không. Để việc kiểm chứng được dễ dàng, chúng ta cần cắt nhỏ thông tin ra thành từng khối nhỏ để kiểm định.
Ngoài việc đảm bảo nội dung thông tin được chuyển tải tốt, phương pháp này còn giúp bệnh nhân tham gia tích cực trong trao đổi, thảo luận cùng bác sĩ, củng cố mối quan hệ bệnh nhân – bác sĩ.
5 kỹ thuật giao tiếp
|
Thiết lập ban đầu
|
Triển khai hành động
|
Chia sẽ mối quan tâm chung
|
Thiết lập mục tiêu tự quản lý sức khỏe
|
Hỏi-nói-hỏi
|
Đóng vòng lặp
|
Hỗ trợ sự sẵn sàng thay đổi
|
|
|