- Định nghĩa
Viêm mào tinh-tinh hoàn là hiện tượng viêm xảy ra khu trú tại mào tinh hoàn và có thể tổn thương viêm tại nhu mô tinh hoàn. Đây là hội chứng lâm sàng thường xảy ra đột ngột khiến bệnh nhân đau và sưng nề của mào tinh–tinh hoàn.
Nguyên nhân: bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc tác nhân từ đường tiết niệu.
- Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục:
+ Clamydia trachomatis
+ Neisseria gonorrhoera
+ Vi khuẩn gram âm
Tác nhân gây bệnh không qua đường tình dục
+ Vi khuẩm gram âm đường ruột
+ Quai bị
+ Lao
+ Candida
+ Brucellosis
Không nhiễm trùng
+ Ngưng đột ngột điều trị với Amiodarone
+ Behcet’s disease
- Lâm sàng
- Triệu chứng khởi phát đột ngột, đau tinh hoàn và sưng tinh hoàn một bên.
- Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Mào tinh sưng nề và đau.
- Phù nề mô bìu
- Sốt
Biến chứng
- Tràn dịch tinh mạc
- Áp xe – diễn tiến hoại tử tinh hoàn
- Vô sinh
- Cận lâm sàng
- Tổng phân tích nước tiểu
- Nhuộm Gram dịch niệu đạo, nước tiểu.
- PCR chẩn đoán Clamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoera
- Nuôi cấy vi khuẩn.
- Siêu âm Doppler bìu bẹn
- Chẩn đoán
Chẩn đoán viêm mào tinh – tinh hoàn
+ Bệnh sử
+ Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Chẩn đoán phân biệt cần lưu ý xoắn dây tinh.
- Điều trị
Tác nhân gây bệnh từ quan hệ tình dục
- Cetriaxone tiêm bắp
- Doxycylline 100mg: hai lần mỗi ngày trong 10 đến 14 ngày.
- Ofloxacin 200mg: hai lần mỗi ngày trong 14 ngày hoặc Levofloxacin 500mg mỗi ngày một lần trong 10 ngày.
Lưu ý: Ciprofloxacin không có tác động trên chlamydia.
Tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn tiêu hoá:
- Ofloxacin 200mg: hai lần mỗi ngày trong 14 ngày hoặc Ciprofloxacin 500mg mỗi ngày một lần trong 10 ngày.
Cần lưu ý bạn tình: cần điều trị phối hợp nếu nghi ngờ viêm mào tinh–tinh hoàn do tác nhân do quan hệ tình dục .