Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Dấu chứng đi kèm và chẩn đoán

(Tham khảo chính: ICPC )

Đối với tình huống tiêu chảy cấp, chúng ta có thể phân biệt 2 nhóm tình huống: tiêu chảy do chất độc vi khuẩn (do vi khuẩn tăng sinh trong thức ăn ôi thiêu và tiết ra các ngoại độc tố) gây bệnh cảnh tiêu chảy tại ruột non; và tiêu chảy do nhiễm trùng (do vi trùng tăng sinh trong ruột).
Đối với tiêu chảy do chất độc vi khuẩn, đi phân lỏng đột ngột (vài giờ sau khi ăn thức ăn ôi thiêu), lượng nước trong phân rất nhiều, đôi khi phân loãng ra như nước (lượng nước trong phân >300ml). Bệnh nhân có thể than buồn nôn, nôn ói, tăng tiết đàm nhớt, đau bụng từng cơn, mệt mỏi và thường là không sốt. Nếu có kèm theo dấu chứng thần kinh thì phải nghĩ đến tác nhân ngộ độc Clostridia (botulism).
Tiêu chảy do nhiễm trùng thường có biểu hiện sốt, buồn nôn, nôn ói, đau bụng từng cơn, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ. Nếu lượng phân nhiều như nước thì nguyên nhân là siêu vi, Vibrio cholerea, Campylobacter. Dấu chứng thường chỉ khu trú tại đường tiêu hóa.
Nếu tiêu chảy do tổn thương tại đại tràng, thông thường sẽ có biểu hiện sốt (do liên quan đến tác nhân gây bệnh), nặng vào buổi sáng, đau bụng nhiều vùng bụng dưới, cảm giác muốn đi cầu liên tục, mót rặn nhiều, có thể có máu bao quanh phân hoặc máu nằm lẫn trong phân, phân mềm kèm theo chất nhầy bao quanh phân.
Trong tiêu chảy, máu đỏ trong phân lượng nhiều thường ít khi do nguyên nhân nhiễm trùng tiêu hóa nhưng chúng ta phải đánh giá toàn diện để chẩn đoán bệnh. Máu đỏ bao quanh phân hoặc dính trên giấy vệ sinh thường do xuất huyết tại hậu môn: do trĩ hoặc do vết xướt da lỗ hậu môn (nhất là khi bệnh nhân có dấu chứng phối hợp là đau vùng hậu môn). Máu lẫn trong phân gợi ý nguyên nhân nằm tại đại tràng (viêm đại tràng, polype, ung thư đại tràng) cần phải được khảo sát kỹ. Các bệnh nhiễm trùng trực tràng sẽ gây tình trạng có máu hồng trong dịch nhầy bao quanh phân.
Nếu phân có nhiều bọt, nặng mùi, phân nổi trên mặt nước, thức ăn còn nguyên dạng thì cần nghĩ đến tiêu chảy do bệnh của ruột non hoặc bệnh của tụy (chú ý phân biệt với tình huống trong phân còn sót hạt – lá rau – các chất xơ thì đây là bình thường vì các thức ăn này khó tiêu)
Tương quan giữa mức độ tiêu chảy và mức độ nôn ói giúp gợi ý tác nhân. Thông thường, nếu nôn ói nặng hơn tiêu chảy, xuất hiện sớm sau bữa ăn có liên quan thì nguyên nhân là do chất độc của staphylocccus tiết ra trong thức ăn thiêu ôi. Nếu có nhiều người cùng ăn chung bữa và có triệu chứng tương tự thì chẩn đoán càng được củng cố. Lý do là thức ăn còn nhiều trong dạ dày và chất độc tấn công nhanh nên khuynh hướng cơ thể phản ứng lại bằng cách cho ói thức ăn ra. Đối với trường hợp viêm ruột do vi khuẩn (cả ruột non và ruột già), triệu chứng nôn ói thường là nhẹ, nhưng biểu hiện tiêu chảy là nặng và chủ yếu. Lý do là vi trùng cần có thời gian ủ bệnh trong ruột rồi mới tấn công, thức ăn có thời gian di chuyển xuống ruột non. Do vậy triệu chứng tiêu chảy là chính.
Tiêu chảy có kèm theo loét trượt vùng da quanh hậu môn (liên quan đến tính acid của phân gây viêm da quanh hậu môn), chướng bụng, có thể có ói, sốt, chán ăn gặp ở trẻ em thì phải nghĩ đến nguyên nhân do không dung nạp lactose. Các dấu chứng mệt mỏi cơ, yếu mệt, giảm kali máu có thể gặp trong trường hợp có tiêu chảy lượng nhiều. 
 

  • Mục tiêu
  • Mở đầu
  • Tình huống
  • Định nghĩa tiêu chảy là gì?
  • Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy cấp ở người trưởng thành như thế nào
  • Tần suất mắc bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Tác nhân gây tiêu chảy?
  • Các biến chứng có thể gặp của tiêu chảy là gì?
  • Tiên lượng bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Các điểm nào cần đánh giá tiêu chảy?
  • Các dấu mất nước là gì ?
  • Các dấu hiệu báo động là gì?
  • Khi nào cần cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện?
  • Đặc điểm bệnh nhân và chẩn đoán
  • Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán
  • Dấu chứng đi kèm và chẩn đoán
  • Điều trị tiêu chảy
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tiểu dầm ở trẻ

    Trần Thị Mộng Hiệp.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quy trình điều trị dày sừng da dầu bằng đốt điện

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    USP

    Chăm sóc giảm nhẹ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hướng dẫn xử trí phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt
    Viêm khớp bàn ngón do chấn thương
    81
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space