Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các biến chứng có thể gặp của tiêu chảy là gì?

(Tham khảo chính: ICPC )

Bệnh tiêu chảy cấp thường tự giới hạn và không gây biến chứng nguy hiểm đặc biệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nặng : trẻ em, trẻ nhũ nhi, người cao tuổi, người bị suy kiệt nặng vì những bệnh khác… tình trạng tiêu chảy được xem là yếu tố nguy cơ cao liên quan đến biến chứng mất nước qua phân, đặc biệt trong trường hợp người bệnh không có khả năng tự bù nước. Bên cạnh đó, tình trạng mất kali qua phân cũng xảy ra nhưng ở mức độ giới hạn, thường không cần phải can thiệp điều trị chuyên biệt. Đối với tiêu chảy mạn tính, bệnh hiếm khi gây biến chứng mất nước, rối loạn ion máu, suy dinh dưỡng… vì cơ thể có thể huy động các cơ chế bù trừ khác.
Biến chứng mất nước thường không là vấn đề sức khỏe cộng đồng đối với những nước có hệ thống y tế phát triển, người dân có ý thức sức khỏe cao. Tại các nước chưa phát triển, biến chứng mất nước trong tiêu chảy cấp vẫn còn gây tử vong ở trẻ em và người cao tuổi do thiếu sự can thiệp kịp thời của nhân viên y tế. Tính đến thời điểm này, trên qui mô toàn cầu, tiêu chảy nhiễm trùng hiện được xem là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở trẻ em7.
 

  • Mục tiêu
  • Mở đầu
  • Tình huống
  • Định nghĩa tiêu chảy là gì?
  • Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy cấp ở người trưởng thành như thế nào
  • Tần suất mắc bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Tác nhân gây tiêu chảy?
  • Các biến chứng có thể gặp của tiêu chảy là gì?
  • Tiên lượng bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Các điểm nào cần đánh giá tiêu chảy?
  • Các dấu mất nước là gì ?
  • Các dấu hiệu báo động là gì?
  • Khi nào cần cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện?
  • Đặc điểm bệnh nhân và chẩn đoán
  • Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán
  • Dấu chứng đi kèm và chẩn đoán
  • Điều trị tiêu chảy
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Sáng (tăng động hoặc giảm động)

    183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quy trình điều trị sẹo lồi bằng laser mầu

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các xét nghiệm được thực hiện khi trẻ bị khò khè

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    ngược đãi người cao tuổi
    CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
    quá phát tuyến vú, nhũ to ở trẻ vị thành niên
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space