Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán

(Tham khảo chính: ICPC )

Cách tiếp cận tốt nhất là phân bệnh thành 2 nhóm: tiêu chảy cấp (xuất hiện đột ngột, dữ dội, kéo dài thường dưới 1 tuần, có kèm theo các dấu chứng toàn thân như dấu chứng nhiễm siêu vi (tam chứng siêu vi), nôn ói, buồn ói, đau bụng, sốt...) và tiêu chảy mãn (xuất hiện từ từ, không dữ dội, kéo dài thành từng đợt trong nhiều tháng, mỗi đợt kéo dài trên 2 tuần lễ).
Nếu tiêu chảy xuất hiện đột ngột, cấp trên bệnh nhân trước đó khỏe mạnh, không kèm dấu chứng bất thường của các hệ cơ quan khác thì nguyên nhân thông thường ở trẻ nhỏ là nhiễm  siêu vi, ở người trưởng thành là viêm đường tiêu hóa do ngộ độc thức ăn.
Nếu tiêu chảy xuất hiện đột ngột, phối hợp cùng triệu chứng nôn ói, đau bụng sau bữa ăn, đồng thời có nhiều người có triệu chứng tương tự thì nguyên nhân có thể nhất là do nhiễm độc tố vi trùng trên thức ăn (staphylococcal enterotoxin). Bệnh cảnh này rất thường gặp vào mùa hè (thức ăn không được giữ lạnh tốt, nhiệt độ thuận lợi cho vi trùng phát triển), thức ăn do công ty cung cấp số lượng lớn (do thời gian lưu trữ thức ăn kéo dài từ khâu chế biến -> vận chuyển-> tiêu thụ). Thông thường thì triệu chứng xuất hiện trước 8h sau ăn (đa phần trước 4h sau ăn). Chuyên biệt, một số tác nhân như Salmonella, Shigella, Campylobacter, các triệu chứng có thể xuất hiện trễ hơn sau 24-72 giờ vì vi khuẩn cần có thời gian để tăng sinh trong hệ tiêu hóa sau khi nhiễm vào người. Đối với Giardia thì thời gian này là 1-2 tuần.
Tính chất phân có thể giúp gợi ý bộ phận tổn thương. Nếu tiêu chảy do ruột non, lượng phân thường nhiều đôi khi loãng như nước, nặng mùi, nổi trên mặt nước. Đối với tiêu chảy do ruột già, lượng phân thường ít hơn, cảm giác mót rặn nhiều, đi cầu nhiều lần, phân thường pha lẫn với chất nhầy là chất tiết của niêm mạc đại tràng. Tuy nhiên, các đặc trưng này có thể không đặc hiệu trong trường hợp bệnh diễn tiến từ từ do tác nhân gây tiêu chảy mãn tính (ví dụ như do Giardia).
Đối với tiêu chảy mãn, các nguyên nhân thường gặp là hội chứng đại tràng kích thích, thuốc, chế độ ăn uống, viêm đại tràng mãn và ung thư. Đối với hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đặc trưng bởi tình trạng tiêu chảy xen kẻ với táo bón, đau bụng từng cơn, chướng hơi, trung tiện nhiều, xuất hiện nặng trong giai đoạn bị căng thẳng (stress) và tình trạng đau bụng cải thiện nhiều sau khi trung tiện – đại tiện. Đặc điểm có lớp màng nhớt bao trên phân hoặc trên giấy vệ sinh là một trong những đặc trưng của bệnh lý vùng đại tràng (chất nhớt là chất tiết của niêm mạc đại tràng). Bệnh cảnh lâm sàng có thể thay đổi một khi bị nhiễm thêm các tác nhân khác (vi trùng, ký sinh trùng, siêu vi) do vậy chúng ta cần chú ý khảo sát kỹ.
Tiêu chảy do nguyên nhân cơ năng không xuất hiện vào ban đêm và hầu như không bao giờ làm bệnh nhân thức giấc. Thông thường, tiêu chảy do nguyên nhân cơ năng xuất hiện vào buổi sáng, lượng phân rất nhiều, không kèm máu, nhầy nhớt. Do vậy, đối với trường hợp có tiêu chảy xuất hiện vào ban đêm, gây mất ngủ… chúng ta cần thăm khám tỷ mỷ để tìm nguyên nhân thực thể và điều trị sớm.
 

  • Mục tiêu
  • Mở đầu
  • Tình huống
  • Định nghĩa tiêu chảy là gì?
  • Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy cấp ở người trưởng thành như thế nào
  • Tần suất mắc bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Tác nhân gây tiêu chảy?
  • Các biến chứng có thể gặp của tiêu chảy là gì?
  • Tiên lượng bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Các điểm nào cần đánh giá tiêu chảy?
  • Các dấu mất nước là gì ?
  • Các dấu hiệu báo động là gì?
  • Khi nào cần cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện?
  • Đặc điểm bệnh nhân và chẩn đoán
  • Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán
  • Dấu chứng đi kèm và chẩn đoán
  • Điều trị tiêu chảy
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    một số phương pháp sơ cứu chảy máu vết thương

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tóm tắt

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viêm da tạng dị ứng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Đảo ngược phủ tạng (ECG Ví dụ 1)
    Cơ chế gây co giật
    Mục tiêu học tập
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space