Một khi tai biến y khoa xuất hiện, người bị hậu quả đầu tiên là bệnh nhân. Tuy nhiên, đối tượng thứ 2 cũng bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần lại là nhân viên y tế, cả người trực tiếp và gián tiếp gây ra tai biến. Cảm giác mặc cảm, có lỗi đè nặng lên vai nhân viên y tế. Thường không ai đề cập đến khía cạnh này, mọi quan tâm chỉ tập trung vào khía cạnh chuyên môn y khoa hơn là cảm xúc của những người liên quan. Khi đánh giá rộng ra, nhìn ở khía cạnh tổng thể, chúng ta sẽ dễ dàng ghi nhận rằng người nhân viên y tế với mặc cảm sai sót sẽ không thể làm tốt công việc sau đó, dễ dàng mắc các sai sót khác trên những bệnh nhân khác.
Do vậy, vai trò của tổ chức là cần định danh rõ tai biến y khoa thuộc nhóm nào? chủ quan hay khách quan? vai trò-mức độ trách nhiệm của cá nhân - tập thể - đơn vị như thế nào trong việc xảy ra tai biến… Điều này là quan trọng để kiềm chế các cảm xúc không phù hợp, góp phần đưa người nhân viên y tế trở lại với công việc trong thời gian sớm nhất, đạt hiệu quả cao nhất, tránh hậu quả tiêu cực không cần thiết. Một lần nữa, vai trò của tổ chức là quan trọng. Bản thân người nhân viên y tế cũng cần nắm rõ bản chất sự việc của tai biến y khoa để có hành động phù hợp.
Bảng 1: đặc điểm của mô hình quản lý nguy cơ trong môi trường y tế
|
- Ghi nhận một cách hệ thống tất cả các sai sót-sai phạm, thiệt hại, nguy cơ thiệt hại nếu có (tai nạn nhưng chưa có thiệt hại).
- Định danh trước các vấn đề.
- Theo dõi một cách hệ thống các tiến trình chuyên môn.
- Ghi nhận các tiến trình có tính chất ngoại lệ.
- Phân tích các biến đổi từ đó đề xuất thay đổi qui trình.
- Phân tích một cách hệ thống và hiệu chỉnh.
- Tìm kiếm nguyên nhân gốc của vấn đề.
- Thu thập các dữ kiện có thể rút kinh nghiệm, học tập.
- Thừa nhận tác động của các yếu tố con người.
|
|