Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tần suất mắc bệnh tiêu chảy như thế nào?

(Tham khảo chính: ICPC )

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp trong chăm sóc ngoại trú, chăm sóc tuyến ban đầu. Đối với tiêu chảy cấp, theo một nghiên cứu tại Anh, mỗi năm có hơn 17 triệu lượt bệnh tiêu chảy xảy ra. Trong đó, có khoảng 1 triệu lượt bệnh nhân đi khám bệnh1. Đối với tiêu chảy mãn, chỉ số này khó ước tính trong quần thể vì người bệnh chú ít quan tâm ghi nhận, ít khai báo cho nhân viên y tế. Một số nghiên cứu tại cộng đồng cho thấy tỷ lệ có vấn đề về tiêu chảy ở người lớn tuổi là 14,2% tại Anh2, và khoảng 7% tại cộng đồng người da trắng tại Mỹ3.
Tại Việt Nam, theo một khảo sát cộng đồng tại TP HCM, trong thời gian 1 tháng, sẽ có 3,4% người được khảo sát cho biết có ít nhất một lần bị tiêu chảy4. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể bị sai lệch do tiêu chảy có thể được chẩn đoán lồng ghép trong các bệnh lý khác như ngộ độc thực phẩm, thương hàn, lỵ... 
Bên cạnh đó, phần lớn các trường hợp bị bệnh tiêu chảy, người bệnh thường không đến khám tại các đơn vị y tế, chỉ tự ý sử dụng thuốc không toa. Do đó các trường hợp bệnh này không được thể hiện trên các báo cáo thống kê hệ thống của nhà nước. Do vậy số liệu ghi nhận hiện nay trong các báo cáo thống kê chỉ là bề nổi, thấp hơn so với thực tế. Có thể nhận định rằng tỷ suất mắc mới của tình trạng tiêu chảy trong cộng đồng là rất cao. 
 

  • Mục tiêu
  • Mở đầu
  • Tình huống
  • Định nghĩa tiêu chảy là gì?
  • Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy cấp ở người trưởng thành như thế nào
  • Tần suất mắc bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Tác nhân gây tiêu chảy?
  • Các biến chứng có thể gặp của tiêu chảy là gì?
  • Tiên lượng bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Các điểm nào cần đánh giá tiêu chảy?
  • Các dấu mất nước là gì ?
  • Các dấu hiệu báo động là gì?
  • Khi nào cần cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện?
  • Đặc điểm bệnh nhân và chẩn đoán
  • Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán
  • Dấu chứng đi kèm và chẩn đoán
  • Điều trị tiêu chảy
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    ô nhiễm ngoài trời

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quản lý và theo dõi

    5185/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nốt đơn độc ở phổi

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    vi lượng đồng căn
    PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SA SÚT TÂM THẦN - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
    Lactase dehydrogenase LDH
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space