Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tác nhân gây tiêu chảy?

(Tham khảo chính: ICPC )

Tùy theo tiêu chảy cấp hay mạn mà tác nhân gây bệnh sẽ ít nhiều khác nhau, có tần suất bệnh khác nhau.
3.4.1    Tác nhân gây tiêu chảy cấp
3.4.1.1    Tiêu chảy do nhiễm trùng
•    Vi trùng: thương hàn (salmonella), lỵ (shigella), tả (Vibrio Cholerea), Escherichia coli, Clostridium difficile (liên quan đến dùng kháng sinh kéo dài), Campylobacter fetus... 
•    Siêu vi: enterovirus, viêm gan siêu vi A, E (kèm các biểu hiện về viêm gan), orbivirus, ...
•    Nấm : Candida, Actinomyces, Histoplasma.
•    Ký sinh trùng đơn bào: Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Cryptosporidium...
•    Ký sinh trùng đa bào : giun đũa, giun tóc, giun kim, ...
3.4.1.2    Tiêu chảy ngộ độc
•    Do chất độc từ vi trùng hay thường gặp nhất là ngộ độc thực phẩm. Các tác nhân bao gồm Staphylococcus, Clostridium difficile, Escherichia coli, Pseudomonas.
•    Do chất độc hóa học : do nấm, chì, thủy ngân, arsenic.
3.4.1.3    Tiêu chảy do chế độ ăn uống
•    Dị ứng thức ăn, thức ăn có tính kích thích, thức ăn không hấp thu được, thức ăn không tiêu hóa được do không có men tiêu hóa (thiếu men tiêu hóa gặp ở trẻ nhũ nhi, trẻ sau bệnh nặng đường tiêu hóa ; tiêu chảy kém hấp thu ở người bệnh suy kiệt kéo dài, tiêu chảy do thiếu men lactose ở người già).
•    Có thể do một số nhóm thuốc: allopurinol, ức chế men chuyển, kháng sinh, digoxin, colchicine, thuốc độc tế bào (methotrexate hoặc thuốc hóa trị gây độc tế bào), ức chế thụ thể H2, nhuận trường (sorbitol, manitol), kháng acid gốc từ magne, metformin, kháng viêm không steroid, ức chế bơm H+ (omeprazol, lanzoprazol), ức chế tái hấp thu serotonine, statins, theophylline, thyroxine, vitamin C liều cao5,6.
3.4.1.4    Các nguyên nhân khác
•    Viêm manh tràng, viêm ruột thừa, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột mạc treo, lồng ruột...
3.4.2    Tác nhân gây tiêu chảy mãn
3.4.2.1    Bệnh của dạ dày
•    Sau mổ cắt dạ dày
•    Hội chứng Zollinger – Ellison
•    Sau cắt thần kinh lang thang (dây thần kinh số X, gặp trong 25% trường hợp sau phẫu thuật)
•    Viêm dạ dày thiểu dưỡng
3.4.2.2    Bệnh của ruột non
•    Bệnh do viêm : bệnh Crohn, viêm ruột sau xạ trị, bệnh mô liên kết,...
•    Bệnh do kém hấp thu: viêm ruột do giardia mãn, bệnh sprue, thiếu men disaccharidase, lymphoma ruột, xơ cứng bì tại ruột, thiếu gammaglobuline máu, dãn mạch bạch huyết vùng ruột
3.4.2.3    Bệnh của đại tràng
•    Viêm loét đại tràng, trực tràng, túi thừa
•    Bệnh Crohn
•    U bướu đại tràng
3.4.2.4    Bệnh liên đới với AIDS: bệnh cảnh nhiễm trùng
3.4.2.5    Các nguyên nhân khác
•    Bệnh thần kinh ruột biến chứng của đái tháo đường
•    Bệnh nội tiết: Addison, Zollinger_ellison, cường giáp
•    Do thuốc: lansoprazole, aspirin, flutamide, sertraline, ticlopidine, ranitidine, acarbose, simvastatin, nhuận trường...
 

  • Mục tiêu
  • Mở đầu
  • Tình huống
  • Định nghĩa tiêu chảy là gì?
  • Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy cấp ở người trưởng thành như thế nào
  • Tần suất mắc bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Tác nhân gây tiêu chảy?
  • Các biến chứng có thể gặp của tiêu chảy là gì?
  • Tiên lượng bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Các điểm nào cần đánh giá tiêu chảy?
  • Các dấu mất nước là gì ?
  • Các dấu hiệu báo động là gì?
  • Khi nào cần cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện?
  • Đặc điểm bệnh nhân và chẩn đoán
  • Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán
  • Dấu chứng đi kèm và chẩn đoán
  • Điều trị tiêu chảy
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Cung cấp vi chất cho bệnh nhân xơ gan

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    y khoa chưa giải thích được

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
    Đau ngực cấp
    Rối Loạn Phân Ly - Hysteria
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space