Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy cấp ở người trưởng thành như thế nào

(Tham khảo chính: ICPC )

Đối với người trưởng thành, tiêu chảy cấp có thể được phân làm 4 nhóm cơ chế như sau:
•    Tiêu chảy do tăng thẩm thấu gây giữ nước trong phân: ví dụ như trường hợp dùng các thuốc nhuận tràng, thuốc chống acid dạ dày có chất magnesium, thuốc manitol, sorbitol...Đặc trưng của nhóm này là nếu BN ngưng dùng chất gây giữ nước thì tiêu chảy sẽ chấm dứt.
•    Tiêu chảy xuất tiết: Cơ chế là do niêm mạc ruột tăng xuất tiết vào trong lòng ruột làm tăng lượng nước trong phân. Ví dụ là tiêu chảy do bệnh tả (Vibro Cholerea), thuốc nhuận trường, đôi khi là tình trạng dị ứng tại ruột...
•    Tiêu chảy do giảm hấp thu của đường tiêu hóa: Thường là cơ chế do viêm nhiễm vùng ruột. Tùy theo tác nhân gây bệnh tại ruột non hoặc ruột già mà khối lượng phân, khối lượng nước trong phân, số lần đi vệ sinh sẽ khác nhau. 
•    Tiêu chảy do tăng nhu động ruột: Do ruột tăng nhu động đưa đến thức ăn không có thời gian lưu tại ruột non, nước và chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt, dẫn đến làm tăng lượng nước và dưỡng chấp xuống đại tràng, gây tăng tạo phân tại đại tràng gây tiêu chảy. Bối cảnh tăng nhu động ruột già làm tăng cảm giác muốn đi đại tiện, tăng số lần đi đại tiện mặc dù tổng số lượng phân không tăng. Đặc trưng của nhóm này là tình trạng đau bụng rất rõ, tăng số lần đi đại tiện.
 

  • Mục tiêu
  • Mở đầu
  • Tình huống
  • Định nghĩa tiêu chảy là gì?
  • Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy cấp ở người trưởng thành như thế nào
  • Tần suất mắc bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Tác nhân gây tiêu chảy?
  • Các biến chứng có thể gặp của tiêu chảy là gì?
  • Tiên lượng bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Các điểm nào cần đánh giá tiêu chảy?
  • Các dấu mất nước là gì ?
  • Các dấu hiệu báo động là gì?
  • Khi nào cần cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện?
  • Đặc điểm bệnh nhân và chẩn đoán
  • Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán
  • Dấu chứng đi kèm và chẩn đoán
  • Điều trị tiêu chảy
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    dân tộc

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chảy máu tử cung bất thường ở thanh thiếu niên: Đánh giá và tiếp cận chẩn đoán

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đèn soi thanh quản

    Đỗ Ngọc Chánh.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    DDAs trong điều trị viêm gan C
    Hỏi bệnh
    Tiếng ho kèm khó thở thanh quản
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space