1. Lượng giá
Lượng giá và đưa ra chương trình phục hồi chức năng
- Lượng giá là công việc quan trọng giúp nhận định các triệu chứng có thể điều trị được và giúp định hướng kế hoạch phục hồi chức năng bao gồm:
- Hỏi bệnh sử, các triệu chứng cơ năng (như khó thở, mệt mỏi, khả năng gắng sức..)
- Khám thực thể (da niêm mạc, mạch, huyết áp, ý thức, SpO2, nhịp thở)
- Hạn chế chức năng, chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
- Vấn đề sức khỏe tâm thần (lo lắng, trầm cảm)
- Kỹ năng quản lý bản thân
- Lượng giá chức năng và cấu trúc cơ thể liên quan đến người bệnh mắc COVID-19
Lượng giá hoạt động và sự tham gia
- Sử dụng WHODAS 2.0, đánh giá các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày và công cụ khảo sát sức khỏe ngắn gồm 36 mục (SF-36) để đánh giá các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày và sự tham gia của người bệnh.
- Sử dụng chỉ số Barthel cải biên để đánh giá khả năng độc lập trong các hoạt động và tham gia của người bệnh sau mắc COVID 19.
2. Phục hồi chức năng và điều trị
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Phục hồi chức năng cho người bệnh sau mắc COVID-19 là một can thiệp đa chuyên ngành nhằm giảm thiểu khuyết tật, phục hồi lại chức năng độc lập và cải thiện khả năng thực hiện chức năng sinh hoạt hàng ngày.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Cải thiện năng lực chức năng,
- Cải thiện triệu chứng: giảm mệt mỏi, khó thở, chán ăn…
- Cải thiện khả năng thực hiện chức năng sinh hoạt hàng ngày
- Cải thiện chất lượng cuộc sống
- Tái hòa nhập xã hội sau khi ra viện
2.2. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
- Tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lấy nhiễm.
- Phối hợp đa chuyên khoa trong việc điều trị và chăm sóc
- Thời gian của chương trình phục hồi chức năng cho người bệnh hậu COVID là 6 - 8 tuần
2.3. Kỹ thuật phục hồi chức năng
a) Phục hồi chức năng cho người bệnh tại đơn vị chăm sóc đặc biệt và tại các khoa lâm sàng: Các kỹ thuật tống thải đờm, các kỹ thuật tập cơ hô hấp, các kỹ thuật giãn cơ và phòng chống loét, các kỹ thuật tập vận động và di chuyển.
b) Phục hồi chức năng cho người bệnh tại đơn vị phục hồi chức năng.
- Vật lý trị liệu
Các kỹ thuật tập thở, các kỹ thuật tống thải đờm, các kỹ thuật tập giãn cơ, các kỹ thuật tập cơ hô hấp, kỹ thuật tập tăng sức mạnh sức bền cơ ngoại vi.
- Hoạt động trị liệu
Lượng giá việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản (ADLs) như khả năng di chuyển, mặc quần áo, đi vệ sinh, tắm rửa của người bệnh…Từ đó can thiệp có mục tiêu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia hoạt động trị liệu để cải thiện các kỹ năng: tự chăm sóc, kỹ năng tự di chuyển trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động tại nhà khác như: chuẩn bị bữa ăn, đóng mở cửa, ngăn kéo, bật tắt các thiết bị điện, sử dụng điều khiển từ xa, sử dụng điện thoại.
- Ngôn ngữ trị liệu (Speech and Language Therapy)
Ngôn ngữ trị liệu giúp tối ưu hóa khả năng giao tiếp và tăng cường chức năng nuốt của người bệnh. Có thể sử dụng máy khuếch đại âm thanh để thay đổi cường độ và gia tăng âm lượng, hoặc hướng dẫn người bệnh nói chậm, nhấn mạnh các từ quan trọng hoặc thông qua cử chỉ điệu bộ để truyền đạt thông tin
Trường hợp có rối loạn nuốt cần: điều chỉnh chế độ ăn uống và tập nuốt.
c) Chương trình phục hồi chức năng cho người bệnh COVID-19 sau xuất viện
Người bệnh COVID -19 nhẹ và trung bình
- Chủ yếu nâng cao thể lực và điều chỉnh tâm lý.
- Các bài tập aerobic được lựa chọn để người bệnh phục hồi dần mức độ hoạt động như trước khi bệnh khởi phát và sớm trở lại tham gia các hoạt động xã hội.
Người bệnh COVID -19 nặng/nguy kịch
- Người bệnh COVID-19 nặng/nguy kịch sau khi xuất viện thường bị rối loạn chức năng hô hấp và / hoặc vận động nên cần được điều trị phục hồi chức năng đầy đủ.
- Người bệnh COVID-19 có thể lực kém, khó thở sau gắng sức, teo cơ (bao gồm cả cơ hô hấp, cơ thân mình và cơ chi) và rối loạn tâm lý.
- Bác sĩ chuyên khoa cần được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa nếu người bệnh có các bệnh đi kèm như tăng áp động mạch phổi, viêm cơ tim, suy tim sung huyết, huyết khối tĩnh mạch sâu và gãy xương không ổn định trước khi bắt đầu điều trị phục hồi chức năng hô hấp.
Tư vấn giáo dục sức khỏe
- Giáo dục lối sống lành mạnh.
- Khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động gia đình và xã hội.
- Tài liệu sách và video hướng dẫn giải thích tầm quan trọng, chi tiết cụ thể và các biện pháp phục hồi chức năng để tăng cường sự tuân thủ của người bệnh.
Một số khuyến nghị về phục hồi chức năng sau khi xuất viện
Các bài tập aerobic, Tập luyện sức bền, Tập thăng bằng,Tập thở.
|