Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các dấu hiệu báo động là gì?

(Tham khảo chính: ICPC )

•    Có máu trong phân : Phân đen và tơi như bã cà phê gợi ý khả năng có xuất huyết tiêu hóa trên, phân có máu hồng gợi ý xuất huyết tiêu hóa vùng đại tràng sigma, trực tràng do những bệnh lý nhiễm trùng – bướu tân sinh vùng đại-trực tràng. Chú ý màu sắc của phân có thể bị ảnh hưởng nhiều yếu tố khác (ví dụ như thức ăn có màu đỏ (ăn thanh long đỏ) có thể gây phân có màu đỏ). Phân có lẫn máu trong nhầy nhớt gợi ý tình trạng bệnh tại bóng trực tràng.
•    Tiêu chảy xuất hiện sau khi xuất viện : Thông tin về lần nhập viện cuối có thể giúp nhận định nguyên nhân. Đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ phối hợp, nhiều bệnh lý nặng phối hợp nên cần được chăm sóc tốt và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.
•    Đang điều trị bằng kháng sinh đường uống : Việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài làm tăng nguy cơ loạn khuẩn ruột, viêm đại tràng giả mạc.
•    Nôn ói kéo dài : Dấu hiệu này làm tăng nguy cơ mất nước và rối loạn chất điện giải trong máu. Ngoài ra một số bệnh nội ngoại khoa nặng cũng có bệnh cảnh phối hợp nôn ói – tiêu chảy, cần được đánh giá và chẩn đoán phù hợp.
•    Mất cân, sụt cân : tình trạng suy nhược có thể là hậu quả của tiêu chảy, cũng có thể là hậu quả của nguyên nhân gây tiêu chảy. Việc mất cân nặng thường liên quan trực tiếp đến cân bằng dịch của cơ thể nên cần được đánh giá thường xuyên trong tiêu chảy.
•    Dấu mất nước (ngoại bào, nội bào) : đánh giá các dấu hiệu của mất nước. Mất nước ngoại bào là tình trạng cấp tính (huyết áp, sụt cân nhanh), mất nước nội bào là tình trạng mạn tính, kéo dài và nặng (véo da, niêm mạc khô, rối loạn tri giác)
•    Tiêu chảy mất nước lượng lớn qua phân : một số tác nhân có thể gây vừa tiêu chảy kém hấp thu – vừa tăng xuất tiết (vi khuẩn tả Vibrio cholerae), dẫn đến tình trạng mất nước rất nhanh. Việc theo dõi khối lượng phân cho phép ước lượng lượng nước mất qua tiêu chảy
•    Tiêu chảy xuất hiện giữa đêm buộc bệnh nhân phải thức giấc là dấu hiệu quan trọng gợi ý nguyên nhân thực thể, cần chẩn đoán và điều trị phù hợp. Các dạng tiêu chảy do nguyên nhân cơ năng không gây tiêu chảy ban đêm, không gây mất ngủ.
•    Tiêu chảy kèm sốt gợi ý nguyên nhân nhiễm trùng hoặc các biến chứng có liên quan (hoại tử ruột, viêm ruột, viêm phúc mạc). 
 

  • Mục tiêu
  • Mở đầu
  • Tình huống
  • Định nghĩa tiêu chảy là gì?
  • Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy cấp ở người trưởng thành như thế nào
  • Tần suất mắc bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Tác nhân gây tiêu chảy?
  • Các biến chứng có thể gặp của tiêu chảy là gì?
  • Tiên lượng bệnh tiêu chảy như thế nào?
  • Các điểm nào cần đánh giá tiêu chảy?
  • Các dấu mất nước là gì ?
  • Các dấu hiệu báo động là gì?
  • Khi nào cần cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện?
  • Đặc điểm bệnh nhân và chẩn đoán
  • Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán
  • Dấu chứng đi kèm và chẩn đoán
  • Điều trị tiêu chảy
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh động mạch cảnh do xơ vữa

    2475/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khám bằng mỏ vịt

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    BẠO HÀNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
    CEFTAZIDIM
    Parkinson N87
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space