Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm của buồn nôn – nôn ói

(Tham khảo chính: ICPC )

Nếu nôn ói không kèm với đau bụng hoặc cách xa triệu chứng đau bụng thì ít khi do nguyên nhân ngoại khoa. Viêm tụy có thể có bệnh cảnh là những đợt buồn nôn – ói không rõ nguyên nhân (có thể không có kèm đau bụng nhưng tình huống này rất hiếm). Đối với bệnh cảnh nôn vọt, không có cảm giác buồn nôn báo trước thì có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ của bệnh lý trong não.
Tình trạng nôn ói kéo dài với chất ói không có sắc tố mật thì chúng ta có thể nghi ngờ tình trạng tắc hẹp của môn vị nguyên phát ở trẻ em hoặc thứ phát do u bướu hoặc loét môn vị ở người lớn. Trong trường hợp chất ói ra có lẫn nhiều thực ăn chưa tiêu hóa, không có bằng chứng dịch tiết acid của dạ dày (không có mùi chua) thì có thể nghĩ do tắc hẹp tại thực quản, thức ăn chưa có trộn lẫn với dịch acid của dạ dày.
Việc lạm dụng các chất kích thích (rượu, caffein, thuốc…) có thể gây ra tình trạng buồn nôn – ói không rõ nguyên nhân. Đối với bệnh nhân đang dùng digoxin, biểu hiện buồn nôn – ói có thể là dấu hiệu báo động của ngộ độc digoxin. Dấu chứng này có thể không tương quan với nồng độ của thuốc trong máu vì digoxin có thể gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa ở nồng độ thuốc trong ngưỡng điều trị. Một số loại thuốc có tác dụng kích thích viêm dạ dày cũng tạo cảm giác buồn nôn – ói: doxyciline, rifampicin, các thuốc NSAID,…
Với bệnh nhân có viêm loét dạ dày, triệu chứng đau bụng vùng thượng vị là thường gặp. Tuy vậy, một số bệnh nhân lại có than phiền chủ yếu là buồn nôn – ói mà không kèm bất kỳ đau vùng bụng (có khoảng 1/5 trường hợp có loét dạ dày không kèm đau thượng vị).
Thời điểm xuất hiện ói cũng mang những thông tin quan trọng. Đối với trường hợp tăng ure máu, phụ nữ đang thai nghén, nghiện rượu mãn tính, triệu chứng buồn nôn – ói thường xuất hiện vào đầu giấc sáng. 
Nôn ói xuất hiện trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn (chưa có thời gian để tiêu hóa thức ăn) thì đây thường do nguyên nhân cơ năng (có thể là do nguyên nhân tâm lý, chán ăn, không muốn ăn hoặc ăn kiêng, do sợ thức ăn ôi thiu, do mùi lạ). Tuy nhiên, các nguyên nhân thực thể cũng cần phải đánh giá để loại trừ. 
Đối với trường hợp nôn ói xuất hiện sớm sau ăn có thể gặp trong trường hợp có viêm dạ dày hoặc ngộ độc thuốc digitalis. Đối với nôn ói xuất hiện sau bữa ăn từ 20-40 phút có thể gợi ý tình trạng liệt dạ dày (mất trương lực co thắt của dạ dày) có thể do nguyên nhân bệnh thần kinh dạ dày của bệnh đái tháo đường, do tiền căn phẫu thuật cắt dạ dày, do viêm phúc mạc, hoặc thường hơn là do ngộ độc cấp thức uống có cồn. 
Nếu nôn ói xuất hiện từ 1-2 giờ sau ăn thì cần đánh giá các nguyên nhân bệnh của đường mật hoặc tụy. Trường hợp ói tái diễn xuất hiện từ 1-4 giờ sau ăn có thể do những thương tổn tại vùng dạ dày, tá tràng làm tắc nghẽn đường xuống ruột của thức ăn gây nôn ói muộn tái diễn. Nếu sau nôn ói bệnh nhân có giảm các khó chịu/đau vùng thượng vị thì đây là dấu hiệu gợi ý cho thấy có thể có sang thương nằm trong dạ dày hoặc do co thắt môn vị.
Mùi chất ói cũng cung cấp thông tin giúp chẩn đoán. Nếu chất ói không có mùi chua của dịch tiết dạ dày thì có thể đây là tình trạng dãn thực quản (cho co thắt hoặc bít hẹp cơ vòng thực quản vùng tâm vị). Thông thường thì chất ói là những mảng thức ăn chưa được tiêu hóa và còn nguyên hình thể. Mùi acid cloride của dịch tiết dạ dày minh chứng thức ăn đã đi đến dạ dày gợi ý nguyên nhân bế tắc đoạn dưới dạ dày hoặc nguyên nhân gây ói ngoài hệ tiêu hóa. Đối với chất ói có mùi giống phân, chúng ta cần đánh giá tình trạng tắc ruột đoạn thấp hoặc hiếm hơn là tình trạng có thông nối đại tràng – ruột non gặp trong tình huống bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật vùng bụng.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • mục tiêu
  • Tình huống lâm sàng
  • Tổng quan về triệu chứng buồn nôn-ói?
  • Các nguyên nhân gây buồn nôn – ói
  • Cơ chế gây nôn ói
  • Cách tiếp cận bệnh nhân có buồn nôn - ói
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm của buồn nôn – nôn ói
  • Triệu chứng phối hợp
  • Yếu tố tăng nặng
  • Yếu tố giảm nhẹ
  • Điều trị
  • Kết luận
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nguyên tắc tiếp cận và xử lý ngộ độc cấp ở trẻ em

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khám chuyên khoa sinh thiết thận

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chỉ số của công thức tế bào máu

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Sử dụng thuốc corticoid
    Triệu chứng
    bài làm 13
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space