Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tình huống lâm sàng

(Tham khảo chính: ICPC )

1.1    Tình huống 1
1.1.1    Thông tin
Bệnh nhân nữ 22 tuổi đến khám lần đầu tiên vì có triệu chứng buồn nôn kéo dài, thỉnh thoảng có nôn ói. Bệnh diễn tiến từ 4 tháng nay, xảy ra từng đợt kéo dài vài ngày. Đợt bệnh gần đây nhất đã kéo dài được 2 tuần lễ, và cũng chính là lý do đưa bệnh nhân đến khám bệnh.
Bệnh nhân có cảm giác khó chịu vùng thượng vị - xương ức gây cảm giác muốn ói. Nếu ói được thì chỉ toàn là nước bọt trắng không lẫn thức ăn. Triệu chứng xuất hiện không liên đới đến bữa ăn, xuất hiện nhiều trong ngày khi đi làm, ít xuất hiện khi ở nhà. Bệnh nhân có ăn uống kém (vì không cảm giác thèm ăn), và có kèm sụt 1-2 kg trong 4 tháng qua. Bệnh nhân khẳng định không kèm triệu chứng sốt, tiêu chảy, táo bón, đau bụng. Bệnh nhân cũng than phiền trong thời gian gần đây có tình trạng ngủ không được sâu, thường mộng mị nhiều và không thấy khỏe khoắn sau khi ngủ dậy mặc dù thời gian ngủ vẫn đủ.
Bệnh nhân hiện làm nhân viên văn phòng cho công ty bảo hiểm phi nhân thọ quốc tế. Công việc chính là nạp thông tin hồ sơ khách hàng vào phần mềm của công ty. Do vậy toàn thời gian phải làm việc trên máy vi tính. Do yêu cầu của công việc, bệnh nhân phải làm tăng ca nhiều ngày trong tuần đến 8-9h tối. Bệnh nhân hiện chưa lập gia đình, đang sống một mình tại nhà trọ.
Khai thác tiền căn bệnh lý không ghi nhận bệnh lý đặc hiệu. Sinh hiệu trong giới hạn bình thường, thể trạng trung bình. Khám lâm sàng chưa ghi nhận điểm bất thường.
1.1.2    Câu hỏi gợi ý tình huống:
•    Chẩn đoán có thể nhất trong trường hợp này là gì?
•    Việc xử trí trong tình huống này bao gồm những gì?
1.1.3    Tóm tắt - phân tích tình huống
Bệnh nhân nữ, 22 tuổi có buồn nôn – ói tái diễn từng đợt từ 4 tháng không liên quan bữa ăn, chán ăn, sụt cân nhẹ trong thời gian dài, có rối loạn giấc ngủ, không đau bụng, không sốt. Triệu chứng xuất hiện nhiều ở nơi làm. Tiền căn không đặc hiệu. Công việc văn phòng, thường tăng ca, chưa lập gia đình, hiện sống một mình.
•    Với các dấu chứng cơ năng, không bằng chứng về dấu chứng thực thể hệ tiêu hóa, chẩn đoán có thể nhất là căng thẳng trong công việc, giờ giấc sinh hoạt không ổn định, có thể có ảnh hưởng loét dạ dày – tá tràng liên quan đến công việc – sinh hoạt. 
•    Xử trí trong tình huống: Tư vấn thay đổi thói quen công việc, tìm môn thể thao – giải trí phù hợp, giải thích bản chất triệu chứng có liên quan đến tình trạng căng thẳng của công việc. Nếu biện pháp không dùng thuốc không đạt hiệu quả sẽ tư vấn giới thiệu chuyên viên tư vấn phù hợp. Giải pháp thuốc hỗ trợ được đặt ra khi các giải pháp khác không đạt mục tiêu điều trị mong muốn. Thuốc dùng bao gồm nhóm thuốc điều hòa cảm giác buồn nôn, chống trầm cảm, thuốc hỗ trợ giấc ngủ.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • mục tiêu
  • Tình huống lâm sàng
  • Tổng quan về triệu chứng buồn nôn-ói?
  • Các nguyên nhân gây buồn nôn – ói
  • Cơ chế gây nôn ói
  • Cách tiếp cận bệnh nhân có buồn nôn - ói
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm của buồn nôn – nôn ói
  • Triệu chứng phối hợp
  • Yếu tố tăng nặng
  • Yếu tố giảm nhẹ
  • Điều trị
  • Kết luận
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tư vấn KHHGĐ các phương pháp tránh thai

    Sản phụ - phòng khám đa khoa Phạm Ngọc Thạch.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viêm hạch cổ ở trẻ em: Nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng

    uptodate.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bất thường rốn phổi

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Câu hỏi lượng giá
    Làm việc theo nhóm
    Jobs lost, jobs gained: What the future of work will mean for jobs, skills, and wages
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space