Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


LIỆU PHÁP BƠM SURFACTANT Ở TRẺ SƠ SINH

(Tham khảo chính: 4128/QĐ-BYT )

LIỆU PHÁP BƠM SURFACTANT

Surfactant là chất hoạt hóa bề mặt phế nang ngoại sinh được đưa vào phổi trẻ sơ sinh qua đường khí quản, để chống lại tình trạng xẹp phế nang do bệnh lý suy hô hấp do surfactant trong phổi bị thiếu hoặc bất hoạt.

  1. Chỉ định.

1.1. Hội chứng suy hô hấp (RDS-Bệnh màng trong sinh non):

- Nên cân nhắc sử dụng surfactant cho trẻ < 26 tuần, cực nhẹ cân < 1000g VÀ mẹ chưa điều trị corticoid trước sinh và trẻ không được hỗ trợ CPAP ngay sau sinh.

- Điều trị: Để duy trì SpO2 từ 90% đến 95%:

+ Trẻ< 29 tuần:

  • Thở NCPAP với FiO2> 30%.
  • Cần đặt NKQ thở máy với FiO2> 30%

+ Trẻ ≥ 29 tuần: (XQ có hình ảnh Bệnh màng trong, cần chẩn đoán phân biệt với SHH không do thiếu surfactant):

  • Cần thở NCPAP với FiO2 ≥ 40% hoặc a/APO2 < 0,22.
  • Cần đặt Nội khí quản thở máy với MAP ≥ 7 cmH2O và FiO2> 30%.

1.2. Viêm phổi hít phân su-Bệnh màng trong sinh mổ chưa chuyển dạ:

Nên xem xét cho surfactant khi:

- FiO2> 50% và áp lực trung bình đường thở (MAP) > 10-12 cmH2O.

- Hoặc OI (oxygen index) > 15trong 6 giờ.

  1. Cân nhắc sử dụng surfactant trong các trường hợp:

- < 26 tuần tuổi thai.

- Xuất huyết phổi nặng, đang tiến triển.

- Ngạt/thiếu oxy não nặng, xuất huyết não nặng.

- Dị tật bẩm sinh nặng, không phù hợp với cuộc sống.

- Gia đình từ chối điều trị surfactant.

  1. Lưu ý:

- Cần điều chỉnh tình trạng toan máu, thiếu máu, đa hồng cầu, hạ đường huyết trước khi dùng surfactant điều trị.

- Cần dẫn lưu tràn khí màng phổi áp lực trước.

  1. Điều kiện cần để thực hiện bơm surfactant:

- Phương tiện:

+ Hỗ trợ hô hấp: CPAP, máy thở,

+ Theo dõi: Pulse-oxymeter, HA và nhịp tim, máy phân tích khí máu, XQ tại giường.

+ Hệ thống hút dẫn lưu tràn khí màng phổi.

+ Thuốc.

- Đội ngũ thành thạo:

+ Đặt NKQ, sử dụng máy thở, xử trí cấp cứu hô hấp tuần hoàn, xử trí tràn khí màng phổi.

+ Chăm sóc trẻ non tháng mọi tuổi thai.

+ Đã được huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật.

  1. Nguyên tắc tiến hành.

- Rửa tay.

- Đặt NKQ (nếu bệnh nhân chưa có NKQ). Hút sạch đàm nhớt qua NKQ (nếu bệnh nhân đã được đặt NKQ). Kiểm tra vị trí ống NKQ đúng vị trí.

- Tiêm Morphin để ức chế hô hấp (nếu cần).

- Tính liều surfactant (100-200 mg/kg/đợt điều trị).

- Làm ấm lọ thuốc: giữ trong lòng bàn tay trong 8 phút hoặc để ở nhiệt độ trong phòng 20 phút. Không làm ấm bằng phương pháp nhân tạo.

- Rửa tay thủ thuật và mang găng vô trùng.

- Đo chiều dài của ống NKQ (cùng cỡ với bệnh nhân đang sử dụng); đo chiều dài và cắt ngắn ống thông dạ dày bằng chiều dài ống NKQ-1cm.

- Dùng kim số 18 rút thuốc vào ống tiêm.

- Đặt trẻ nằm ngửa, cổ ở tư thế trung gian, đầu bằng.

- Bóp bóng với oxy 100%; PEEP 6 cm nước.

- Giữ ống NKQ thẳng đứng.

- Luồn ống tiêm gắn thông dạ dày vào ống NKQ. Bơm thuốc nhanh vào và rút khoảng 5ml khí bơm nhanh để đẩy hết thuốc trong thông dạ dày vào khí quản. Nếu sử dụng lượng thuốc > 3ml, chia làm 2 lần bơm thuốc.

- Theo dõi mạch, SpO2, HA trong khi bơm thuốc.

- Bóp bóng 3-5 phút sau khi bơm surfactant để thuốc phân tán đều hai bên phổi.

- Gắn bệnh nhân vào máy thở. Lưu ý: tránh mất PEEP.

- Điều chỉnh thông số máy thở cho phù hợp.

- Trường hợp rút NKQ ngay sau khi bơm thuốc mà trước đó có ức chế hô hấp bằng morphin: dùng Naloxone (liều 0,1mg/kg/lần) và hỗ trợ hô hấp cho đến khi bệnh nhân thở khá trở lại và khí máu cải thiện tốt, không ứ CO2.

  1. Theo dõi và xử trí các tình huống.

- Theo dõi và chăm sóc:

+ Mạch, nhịp tim, SpO2; huyết áp trên monitor trong khi bác sĩ bơm surfactant.

+ Dấu hịêu sinh tồn, thời gian phục hồi màu da, độ di động lồng ngực, SpO2 trước khi bơm surfactant, mỗi 15 phút trong giờ đầu sau khi bơm surfactant, sau đó 1-2 giờ trong 6 giờ tiếp theo nếu bệnh nhân ổn định.

+ Thử khí máu sau khi bơm surfactant 1 giờ.

- Xử trí tình huống:

TÌNH HUỐNG

XỬ TRÍ

Giảm SpO2 hoặc chậm nhịp tim trong khi bơm thuốc.

Ngưng bơm thuốc, bóp bóng trở lại cho đến khi ổn định.

Tím tái đột ngột/SpO2 giảm đột ngột

Kiểm tra Tràn khí màng phổi

Thuốc trào ra ống NKQ ngay sau khi rút thông dạ dày ra khỏi NKQ

Kẹp ống NKQ và bóp bóng để đẩy thuốc trở vào

Lồng ngực căng phồng quá mức sau khi bơm thuốc.

Điều chỉnh thông số máy thở

HA hạ/Mạch nhẹ, thời giảm phục hồi màu da > 3 giây, da nổi bông vài giờ sau khi bơm surfactant.

Xử trí hạ huyết áp, nên dùng vận mạch hơn là dùng dịch chống sốc. Chú ý theo dõi lượng nước tiểu

  • Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
  • CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI VÀ TRƯỚC KHI SINH TƯ VẤN, CHĂM SÓC TRƯỚC KHI CÓ THAI
  • Hỏi bệnh đối với thai phụ
  • Khám toàn thân cho thai phụ
  • Khám sản khoa
  • Giáo dục sức khỏe trong thai kỳ
  • Ghi chép sổ khám thai
  • Dặn dò sau khám thai
  • Tư vấn cho phụ nữ có thai
  • TƯ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ NGAY SAU ĐẺ
  • Chẩn đoán chuyển dạ
  • KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
  • TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN
  • KINH NGUYỆT VÀ XUẤT TINH Ở VỊ THÀNH NIÊN
  • Mãn dục nam
  • CHĂM SÓC TRƯỚC SINH
  • Quản lý thai
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Bệnh lý lành tính tuyến vú
  • U xơ tử cung
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    bong gân

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    CME.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hướng dẫn này dành cho ai?

    Chamilo.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM
    PHÁC ĐỒ CẤP CỨU HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ - TÂM LÝ Y HỌC - BỆNH TÂM THẦN
    9. Trẻ có biểu hiện khò khè cần nhập viện khi nào?
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space