Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Tham khảo chính: ICPC )

Đối với triệu chứng buồn nôn, ói, hiện có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó có thể liệt kê các nhóm thuốc, kích thích điện sinh lý dạ dày và cả phẫu thuật.
 

2.10.1    Dùng thuốc:
Thuốc chống ói và tăng trương lực cơ vòng của thực quản đoạn dưới: Các trường hợp có buồn nôn – ói cấp và mãn có thể có đáp ứng với các thuốc trong nhóm này. Thông thường, thuốc chống ói có hiệu quả tốt và được chỉ định trong nhiều tình huống, bệnh lý khác nhau (xem thêm bảng lựa chọn thuốc)[2]. Ngược lại, thuốc tăng trương lực cơ vòng thực quản hiện có kết quả điều trị khá hạn chế[4].
2.10.1.1    Prochlorperazine
Prochlorperazine là thuốc thuộc nhóm hướng thần, sử dụng trong điều trị bệnh lý tâm thần, chống loạn thần. Với liều thấp thì thuốc có chỉ định chống ói. Thường thì thuốc cải thiện nhanh tình trạng buồn nôn – ói cấp (ví dụ như viêm dạ dày-ruột cấp). Tuy nhiên, thuốc được xem là có tác dụng phụ ngoại tháp, an thần và có nguy cơ gây tụt huyết áp. Thuốc này hiện khó tìm trên thị trường. Tên biệt dược là Nautisol 5mg.
2.10.1.2    Thuốc đối kháng thụ thể dopamine khác:
Metoclopramide có đặc tính vừa chống ói, vừa tăng trương lực của cơ vòng thực quản. Tuy nhiên, thuốc được chứng minh là có tác dụng phụ ngoại tháp. Thuốc này có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc đường tiêm toàn thân (có thể dùng bơm kim tiêm truyền trong 15 phút để giảm nguy cơ có cơn tăng động akathisia hơn so với cách tiêm bolus thuốc, tác dụng của thuốc vẫn tương đương)[7]. Thuốc được xem là an toàn đối với người lớn nhưng lại hạn chế đối với trẻ em. Liều trung bình ở trẻ em là 0,5mg/kg mỗi ngày. Tên biệt dược thường sử dụng là Primperan.
Domperidone ít vượt qua hàng rào máu – não, vì vậy ít gây ra tác dụng phụ như cơn lo lắng, loạn trương lực cơ so với nhóm Metoclopramide. Trong năm 2014, cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã đưa ra một số khuyến cáo về sử dụng Domperidone trong điều trị vì những lo ngại đến tác dụng ngoại ý trên hệ tim mạch. Cụ thể là thuốc cần chỉ định dè dặt đối với bệnh nhân trên 60 tuổi có bệnh lý rối loạn nhịp. Thuốc có thể sử dụng an toàn ở trẻ em ở liều 0,25mg/kg cân nặng.
2.10.1.3    Thuốc tăng trương lực cơ vòng 
Thuốc tăng trương lực cơ vòng thực quản bao gồm Erythromycin (kích thích thụ thể motilin) và bethanechol (kích thích chọn lọc thụ thể muscarinic).
•    Erythromycin có cửa sổ điều trị hẹp. Nếu quá liều có thể gây triệu chứng đau bụng và buồn nôn. Thuốc được xem là có thể cải thiện tình trạng ứ đọng tại dạ dày mà không cải thiện triệu chứng buồn nôn. Gần đây, trong một nghiên cứu tổng quan y văn khảo sát về sử dụng Erythromycin trong điều trị liệt dạ dày, kết quả cho thấy các nghiên cứu trước đây có phương pháp chưa phù hợp, hiệu quả điều trị khiêm tốn với chưa tới 50% bệnh nhân có cải thiện triệu chứng[6].
•    Bethanechol có tác dụng tương tự như erythromycin. Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm hiện còn hạn chế.
2.10.1.4    Thuốc đối kháng serotonin: 
Là thuốc ưu tiên sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn – ói sau điều trị hóa trị ung thư, hoặc các nguyên nhân khác. Các thuốc kháng serotonin như ondansetron, granisetron, dolasetron, tropisetron
2.10.1.5    Thuốc chống trầm cảm: 
Ở một số bệnh nhân có tình trạng buồn nôn – nôn ói cơ năng mãn tính (Không đủ tiêu chuẩn để xếp vào hội chứng nôn ói tái diễn hoặc bất thường thực thể khác). Đối với các bệnh nhân này, các nhóm thuốc chống buồn nôn thường không hiệu quả. Đặc biệt là bệnh nhân có các biểu hiện rối loạn tâm lý hoặc yếu tố nguy cơ về bệnh tâm thần-tâm lý. Cách tiếp cận điều trị cần chuyên biệt theo hướng bệnh tâm lý. Trong các trường hợp này, thuốc chống trầm cảm có thể có hiệu quả.
2.10.2    Phẫu thuật: 
Cắt dạ dày, cắt tá tràng, tạo hình dạ dày có thể được chỉ định đối với một số trường hợp bệnh lý ngoại khoa, bệnh tiểu đường, bệnh liệt dạ dày vô căn. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này chưa được chứng minh, chưa có tính thuyết phục (trừ trường hợp cắt dạ dày toàn phần trên bệnh nhân có biến chứng liệt dạ dày sau can thiệp ngoại khoa [5]).
Bảng 4.1 :Bảng hướng dẫn lựa chọn thuốc[2]

 

Tình huống

Đường dẫn truyền thần kinh liên đới

Thuốc chống ói được khuyến cáo

Nhức đầu migrain

Dopamine

Nếu đau đầu + ói: metoclopramide, prochlorperazine

Nếu chỉ có ói: metoclopramide, prochlorperazine, đối kháng serotonin

 

Chóng mặt buồn nôn

Histamin, acetylcholine

Kháng histamin, kháng cholinergic (kháng phó giao cảm): hiệu lực tương đương.

Ói liên quan đến nghén do thai

Không rõ cơ chế

Cho buồn nôn: củ rừng, vitamin B6

Cho nghén do thai: promethazine (phenergan – kháng histamin, lựa chọn đầu tay); Đối kháng serotonin hoặc corticosteroids (lựa chọn thứ 2)

Viêm dạ dày – ruột

Dopamin, serotonin

Đầu tay: kháng dopamin

Lựa chọn 2: kháng serotonin

Ở trẻ em: hiện chưa thống nhất

Nôn ói sau phẫu thuật

Dopamin, serotonin

Dự phòng: kháng serotonin, droperidol (inapsine), dexamethasone.

Điều trị: kháng dopamin, kháng serotonin, dexamethazone.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • mục tiêu
  • Tình huống lâm sàng
  • Tổng quan về triệu chứng buồn nôn-ói?
  • Các nguyên nhân gây buồn nôn – ói
  • Cơ chế gây nôn ói
  • Cách tiếp cận bệnh nhân có buồn nôn - ói
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm của buồn nôn – nôn ói
  • Triệu chứng phối hợp
  • Yếu tố tăng nặng
  • Yếu tố giảm nhẹ
  • Điều trị
  • Kết luận
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Sử dụng kháng sinh trong sản khoa

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Trầm cảm trong bệnh cảnh tim mạch

    Lê Đình Phương.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viên nang

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Y đức và thực hành y khoa
    Dấu ngón tay cò súng
    Xử trí ngoài bệnh viện
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space