Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Triệu chứng phối hợp

(Tham khảo chính: ICPC )

Phối hợp phân tích các triệu chứng khác nhau cùng với dấu chứng nôn ói sẽ giúp định hướng nhanh những thể lâm sàng điển hình. Trong trường hợp bệnh nhân có đau đầu phối hợp, nhất là có đau nữa đầu thì chẩn đoán bệnh migrain cần được nghĩ đến. Nếu triệu chứng chóng mặt điển hình xuất hiện phối với với nôn ói thì những bệnh lý như cơn chóng mặt kịch phát lành tính (gây nôn ói dữ dội nhất), bệnh ménière, viêm dây thần kinh tiền đình và các bệnh lý vùng tiền đình ốc tai nên được tập trung khám xét và điều trị (đọc thêm bài về tiếp cận chẩn đoán bệnh chóng mặt).
Một số trường hợp bệnh nhân có thể đến khám với nôn ói kèm những dấu hiệu gợi ý tình trạng trầm cảm: mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, vẻ mặt trầm cảm, mệt mỏi kéo dài, ăn uống kém... Điểm đặc thù của thể bệnh trầm cảm thường ghi nhận có nôn ói kéo dài nhưng lại không sụt cân hoặc rất ít sụt cân; triệu chứng kéo dài mà không ảnh hưởng sinh hiệu; triệu chứng thường không đáp ứng hoặc kém đáp ứng với các thuốc điều trị qui ước. Điển hình của thể bệnh này là chứng chán ăn thần kinh, thường xuất hiện ở phái nữ hơn so với phái nam.
Trong trường hợp nôn ói có kèm với các biểu hiện của cơn đau thắt ngực, chẩn đoán bệnh lý mạch vành – nhồi máu cơ tim cần được đặt lên đầu tiên. Thông thường thì triệu chứng buồn nôn – nôn ói xuất hiện sớm hơn triệu chứng đau thắt ngực điển hình. Trong một số ít trường hợp, triệu chứng nôn ói và đau vùng ngực là do bệnh lý thoát vị hoành. Đặc điểm gợi ý của thể bệnh này là tình trạng nôn ói kéo dài, xuất hiện sớm sau bữa ăn, thể trạng bệnh nhân thường suy kiệt do không thể ăn uống được trong thời gian dài kèm theo nhược cơ, mất nước, rối loạn điện giải nặng. Chính đặc điểm thể trạng kém và diễn tiến bệnh kéo dài giúp phân biệt rõ bệnh thoát vị hoành so với trường hợp nhồi máu cơ tim gây đau ngực kèm nôn ói.
Biểu hiện nôn ói kèm tiêu chảy, đau bụng (đau bụng – trên ói – dưới chảy) là biểu hiện của bệnh viêm ruột cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau: ngộ độc thức ăn là thường gặp nhất, đặc biệt trong thể ngộ độ do ngoại độc tố của vi trùng thường gặp ở trẻ lớn – người trưởng thành; nhiễm trùng siêu vi đường tiêu hóa (chủ yếu gặp ở trẻ dưới 2 tuổi vì đây là giai đoạn trẻ được soạn ăn kỹ nên ít có vấn đề về ngộ độc, ngược lại trẻ ăn dặm nên sẽ tiếp xúc với các chủng siêu vi đường tiêu hóa trong giai đoạn tập luyện miễn dịch với các chủng siêu vi nên có thể mắc bệnh). 
Trên bệnh cảnh bệnh nhân đang điều trị bệnh đái tháo đường bằng insulin chích, dấu chứng nôn ói có thể là biểu hiện của hôn mê nhiễm ceton máu. Nếu bệnh nhân có thêm các tiền căn bệnh lý gan thận mạn, thể trạng dinh dưỡng kém, có biểu hiện tăng thông khí với hơi thở có mùi trái cây chín thì càng nghĩ đến khả năng có chẩn đoán này càng cao. Trong thăm khám ngoại chẩn, làm que thử nhanh đường huyết sẽ ghi nhận kết quả đường huyết nằm trong khoảng bình thường hoặc tăng rất cao, có vết ceton huyết tăng cao (dùng máy thử đường huyết có chức năng đo ceton phối hợp), tổng phân tích nước tiểu có ghi nhận ceton trong nước tiểu. Thể bệnh này thường gặp ở người bệnh đái tháo đường trẻ tuổi dùng insuline chích hoặc người mới sử dụng thuốc insulin.
Dấu chứng sốt là biểu hiện của tình trạng đáp ứng viêm toàn thân mà nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp. Điều này cho phép gợi ý các bệnh lý nhiễm trùng như vi trùng, siêu vi đường tiêu hóa hoặc các nhiễm trùng vùng xung quang hầu họng, viêm tai giữa ở trẻ em... đều có thể dẫn đến triệu chứng nôn ói. 
Khám thấy bụng chướng hơi có thể gợi ý bệnh lý bế tắc vùng hệ tiêu hóa giải thích tình trạng nôn ói. Nếu nhu động ruột không tăng, chúng ta có thể nghĩ đến bệnh liệt ruột hoặc tắc ruột giai đoạn trễ; nếu nhu động ruột tăng thì giúp nghĩ nhiều đến bệnh lý tắc ruột cấp. 
Tình trạng nôn ói sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt nghiêm trọng nhất là đối với trẻ nhũ nhi. Do vậy các dấu chứng về sinh dưỡng và mất nước cần được đánh giá một cách hệ thống đối với trẻ nhũ nhi.
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • mục tiêu
  • Tình huống lâm sàng
  • Tổng quan về triệu chứng buồn nôn-ói?
  • Các nguyên nhân gây buồn nôn – ói
  • Cơ chế gây nôn ói
  • Cách tiếp cận bệnh nhân có buồn nôn - ói
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm của buồn nôn – nôn ói
  • Triệu chứng phối hợp
  • Yếu tố tăng nặng
  • Yếu tố giảm nhẹ
  • Điều trị
  • Kết luận
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Viêm phổi nặng do vi khuẩn tại cộng đồng

    1493/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mô hình 6 hình thức của phân tích can thiệp

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên nhân của phù chân

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Ôn tập trước thi
    Ôn tập rối loạn nhịp
    Chăm sóc cuối đời
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space