Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 11

(Tham khảo chính: CME )

Bài làm

Trả lời 1.

1. Vấn đề sức khoẻ đầu tiên của bệnh nhân (BN) là lo lắng về tình trạng nhiễm HIV.

Theo các chỉ định xét nghiệm tầm soát HIV:

•Người nghiện ma túy, chích chung bơm kim tiêm. 

•Người có quan hệ tình dục không an toàn, tình dục đồng giới, có nhiều bạn tình hoặc có bạn tình mới.

•Người có dấu hiệu và triệu chứng gợi ý nhiễm HIV hoặc có bệnh lý về lao hoặc mắc các bệnh do lây truyền qua đường tình dục. 

•Người đã xét nghiệm và cần xét nghiệm lại sau 3-6 tháng để khẳng định chắc chắn tình trạng nhiễm HIV của mình.

•Người cho/nhận tinh trùng, noãn, mô hoặc bộ phận cơ thể người.

•Người dự định kết hôn. 

•Người đi khám sức khỏe định kỳ. 

•Người có tiếp xúc với nguồn lây bệnh lây qua đường tình dục. 

•Người lo lắng vì có các triệu chứng nghi ngờ bệnh.

•Người muốn được an toàn và an tâm. 

•Túi máu trước khi truyền (kể cả trong trường hợp cấp cứu) hoặc để điều chế các sản phẩm máu.

Xét tình huống BN thì rõ ràng BN có chỉ định tầm soát HIV, cụ thể tại chỉ định:

•Người có quan hệ tình dục không an toàn, tình dục đồng giới, có nhiều bạn tình hoặc có bạn tình mới.

•Người dự định kết hôn. 

 

2. Vấn đề sức khoẻ thứ hai là tâm lý lo lắng của BN về nhiễm HIV cũng như các bệnh lây qua đường tình dục khác.

 

3. Vấn đề sức khoẻ thứ ba là khám và tầm soát sức khoẻ tiền hôn nhân trước mắt và sức khoẻ phụ nữ lâu dài.

 

Trả lời 2.

 

1. Xét nghiệm tầm soát HIV cho BN.

 

2. Tư vấn khi xét nghiệm tầm soát HIV dương tính.

2.1 Xét nghiệm tầm soát HIV dương tính.

Theo Bộ Y tế quy định thì để chẩn đoán nhiễm HIV cần phải tiến hành bộ 3 xét nghiệm với 3 loại sinh phẩm khác nhau (hiểu đơn giản là ba xét nghiệm khác nhau) cho cùng một mẫu máu. Ba xét nghiệm phải cùng cho kết quả dương tính mới có thể khẳng định chẩn đoán chính xác. 

Do vậy chỉ mỗi xét nghiệm tầm soát HIV dương tính thì chưa khẳng định được gì về tình trạng nhiễm HIV cả. Mẫu máu của BN sau đó sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Tp HCM, Viện Pasteur hoặc Trung tâm Y tế Dự phòng Tp HCM để làm xét nghiệm khẳng định.

2.2 Tư vấn cho BN nếu xét nghiệm tầm soát HIV dương tính.

•Trấn an.

•Cách thức bảo vệ sức khoẻ cá nhân và người thân như lối sống khoẻ mạnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng và suy giảm miễn dịch, tình dục an toàn.

•Không cho máu, hiến tinh trùng, tạng…cho đến khi có kết quả xác định về tình trạng nhiễm HIV.

2.3 Tư vấn cho BN nếu xét nghiệm tầm soát HIV âm tính.

Tư vấn rằng BN không bị nhiễm HIV vì tiền sử BN có quan hệ tình dục với người nguy cơ là một năm và quãng thời gian này là đủ để HIV bộc lộ nếu có bị nhiễm thực sự.

 

3. Khám và xét nghiệm tầm soát tình trạng sức khoẻ, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm viêm gan B, C và can thiệp tuỳ theo kết quả, ví dụ:

3.1 Tư vấn chẩn đoán tăng huyết áp hoặc theo dõi đái tháo đường típ 2 (nếu huyết áp cao nhưng < 180/110 mm Hg thì vẫn phải khám lại vài lần mới khẳng định tăng huyết áp; nếu xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên một lần nếu cao thì chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường mà cần xét nghiệm và làm các thử nghiệm tiếp theo).

3.2 Tư vấn BN chích ngừa viêm gan B nếu xét nghiệm HBsAg -, Anti HBs -.

3.3 Tư vấn BN cân nhắc lấy chồng và có con nếu AntiHCV +.

3.4 Tư vấn cân nhắc tiêm ngừa vaccin HPV.

 

4. Tư vấn tầm soát K vú và K cổ tử cung.

4.1 Hướng dẫn tự khám vú, tư vấn chụp nhũ ảnh để tầm soát K vú.

4.2 Xét nghiệm Papsmear tế bào cổ tử cung để phát hiện sớm K cổ tử cung.

 

5. Tư vấn thay đổi lối sống và thai dưỡng.

5.1  Tư vấn thay đổi lối sống để phòng 30% bệnh ung thư, 80% bệnh mạch vành và 90% đái tháo đường típ 2, cụ thể:

•Không hút thuốc lá. 

•Ăn thanh tịnh: ăn lạt (tổng lượng muối ăn vào mỗi ngày ít hơn 6 g), ăn nhiều rau và trái cây, ăn nhiều cá, ăn ít thịt bò, heo, giảm ăn thực phẩm chế biến sẵn, dùng thực phẩm an toàn. 

•Không uống rượu bia. 

•Giữ cân nặng chuẩn suốt cả đời (chỉ số khối cơ thể nằm trong khoảng 18,5 đến 24,9, tính bằng cách lấy cân nặng tính bằng kilogam chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét).

•Rèn luyện thể lực mức độ trung bình: mỗi ngày 30-45 phút với các hình thức như đi bộ nhanh (7 km/giờ), đi xe đạp nhanh, chạy chậm, chơi bóng bàn, bơi. 

•Sống thanh thản.

•Đi khám bệnh nếu thấy cơ thể bị bệnh, không tự chữa trị bất cứ dưới hình thức nào. 

5.2 Tư vấn thai dưỡng.

Tư vấn cách chăm sóc bé ngay từ trong bụng mẹ để bé khoẻ mạnh sau ra đời. 

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • bài làm 6
  • bài làm 7
  • bài làm 8
  • bài làm 9
  • bài làm 10
  • bài làm 11
  • bài làm 12
  • bài làm 13
  • bài làm 14
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Thể lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ
    Tình huống 2
    Sang thương da nguyên phát
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space