Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 10

(Tham khảo chính: CME )

Bài làm

BN này có 2 vẫn đề sức khỏe: thứ nhất là lo lắng không biết mình có bị nhiễm HIV hay không, vì cách đây 1 năm BN có quan hệ tình dục với bạn trai, mà BN sợ rằng đó là quan hệ tình dục không an toàn, do người bạn trai đó đã từng sử dụng các thuốc gây nghiện khác nhau. Thứ 2 là có một vẫn đề sức khỏe mới nẩy sinh, cần tư vấn, đó là: BN đang chuẩn bị kết hôn với bạn trai mới vào năm sau và dự định có con ngay sau đó.

Rõ ràng là BN nên tầm soát HIV vì BN có yếu tố nguy cơ và sắp kết hôn, muốn có con sớm nên công việc của chúng ta là:

- Tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV.

- Tư vấn các việc cần làm trước khi kết hôn và sinh con.

Để tầm soát HIV thì chúng ta phải tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV. Theo dự luật Phòng chống HIV, chỉ những nhân viên y tế đã được cấp chứng chỉ Tư vấn xét nghiệm HIV mới được quyền tư vấn cho BN làm xét nghiệm HIV. Nếu chúng ta đã có chứng chỉ đó rồi thì bây giờ chúng ta sẽ tư vấn trước xét nghiệm HIV cho BN.

Công việc tư vấn trước xét nghiệm HIV bao gồm:

- Bí mật: giải thích cho BN hiểu, BN sẽ được giữ bí mật bất kể xét nghiệm HIV (+) hay (-).

- Thông tin về HIV: cung cấp cho BN các hiểu biết căn bản về HIV như đường lây, diễn biến bệnh, cách điều trị …

- Đánh giá nguy cơ: vì lần quan hệ tình dục cuối cùng của BN cách đây 1 năm, đã qua giai đoạn cửa sổ, nên nếu kết quả xét nghiệm (-) có thể khẳng định BN không bị nhiễm HIV. Thảo luận với BN về các hành vi quan hệ tình dục an toàn hơn.

- Dự phòng lây nhiễm: khuyên BN không nên quan hệ tình dục trong thời gian làm xét nghiệm HIV, nếu có thì phải dùng các biện pháp an toàn.

- Giai đoạn cửa sổ: giải thích cho BN hiểu giai đoạn cửa sổ, mặc dù BN đã qua giai đoạn này.

- Các lý do để xét nghiệm: đồng ý với BN rằng các lý do mà BN đưa ra ở trên là hoàn toàn hợp lý để tầm soát HIV.

- Những điểm tích cực và hạn chế của xét nghiệm: giải thích cho BN hiểu rõ về xét nghiệm HIV sắp làm. Độ nhậy, độ đặc hiệu của xét nghiệm. Trong trường hợp này chúng ta sẽ làm xét nghiệm sàng lọc trước (Test nhanh hoặc test Elisa tìm kháng thể).Các test này độ nhậy là 99,6%, độ đặc hiệu từ 99,7% đến 100%. Chỉ khi các xét nghiệm này (+) chúng ta mới làm tiếp các xét nghiệm chuyên biệt. Lưu ý: có một số phòng xét nghiệm chỉ lấy máu 1 lần để làm các xét nghiệm sàng lọc, khi kết quả (+), họ sẽ tự động làm tiếp các xét nghiệm chuyên biệt trên mẫu máu đã lấy.

- Quyền từ chối: giải thích cho BN hiểu, BN có quyền từ chối làm xét nghiệm hoặc có thể yêu cầu ngừng xét nghiệm bất kể thời điểm nào.

- Việc từ chối không ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ: thông báo cho BN biết việc BN từ chối xét nghiệm HIV sẽ không ảnh hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ khác tại cơ sở y tế.

- Các dịch vụ theo dõi: tư vấn cho BN các dịch vụ sẵn có nếu như kết quả xét nghiệm HIV (+).

- Cung cấp thông tin nếu kết quả xét nghiệm HIV (+) (có phản ứng): khuyến khích BN nghĩ xem ai sẽ là người hỗ trợ chính cho BN trong trường hợp kết quả (+).

- Cơ hội để đặt câu hỏi: BN được dành nhiều cơ hội để đặt câu hỏi. Giải đáp tất cả các câu hỏi và thắc mắc của BN.

Sau khi tư vấn, cung cấp cho BN các tài liệu giáo dục truyền thông về bệnh HIV và thông tin về quy trình nhận kết quả.

Giới thiệu BN đến các cơ sở có thẩm quyền làm xét nghiệm HIV nếu BN đồng ý làm xét nghiệm HIV.

Hẹn BN: sẽ tiếp tục tư vấn sau xét nghiệm, khi có kết quả xét nghiệm HIV. Lúc đó sẽ có 2 tình huống: nếu kết quả (-) chúng ta sẽ tư vấn sau xét nghiệm HIV với kết quả (-), nếu kết quả (+) chúng ta sẽ tư vấn sau xét nghiệm HIV với kết quả (+).

Tư vấn các việc cần làm trước khi kết hôn và sinh con:

Khuyên BN nên tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngoài HIV ra nên tầm soát thêm các bệnh Viêm gan siêu vi B, C, bệnh hạ cam, mồng gà … Gửi BN đi khám phụ khoa.

Tư vấn cho BN chế độ dinh dưỡng (đủ chất, hạn chế rượu bia, hạn chế chất kích thích), tập thể dục, ăn ngủ điều độ để có sức khỏe tốt trước khi có con, không nên quá ốm hoặc quá mập.

Tư vấn về chích ngừa uốn ván, Rubella…để giúp sanh con khỏe mạnh.

Tư vấn về săn sóc răng miệng, ngừa sâu răng khi có bầu.

Tóm lại có rất nhiều việc cần phải làm trước một BN sắp kết hôn và muốn có bầu. 

     *Những vấn đề cần thực hiện ở bệnh nhân nầy:

1-Trước khi cho bệnh nhân tầm soát HIV phải giải thích cho bệnh nhân hiểu rỏ các bệnh có thể lây qua đường tình dục như: Viêm gan B,viêm gan C, Lậu ,Giang mai,herpes sinh dục. mồng gà sinh dục .Những bệnh nầy nếu không được điều trị có thể lây qua thế hệ sau.Do vậy  đề nghị bệnh nhân tầm soát thêm giang mai,viêm gan B,C.Không cần tầm soát lậu vì bệnh nhân không có huyết trắng

+Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có tính chất nguy hiểm chỉ đứng sau HIV.Bệnh có triệu chứng ban đầu khó nhận  biết nên việc chẩn đoán ban đầu gặp nhiều khó khăn ,khi mới nhiểm bệnh .Chính vì vậy xét nghiệm cho bệnh nhân có yếu nguy cơ  càng sớm càng tốt,.Xét nghiệm sớm để phát hiện bệnh  sớm là cần thiết vì bệnh có thể chửa khỏi hoàn toàn

+Thử RPR #VDRL.Nếu RPR(+)thì Thử TPHA.Nếu RPR(+ )và TPHA(+) thì khả năng bị nhiểm giang mai là rất cao( bệnh nhân nầy đã có quan hệ tình dục  nên không cần thử(FTA-ABS)

2-Bệnh nhân nầy có quan hệ tình dục với bạn tình cũ cách nay một năm nên khi thử HIV nếu âm tính có thể không cần thử lại hoặc cho bệnh nhân an tâm thì thử lại 3 tháng sau.Vì giai đoạn cửa sổ khoảng 3 tháng

3-Nếu thử viêm gan không nhiểm bệnh : khuyên bệnh nhân đi tiêm ngừa 

          viêm gan

+Đề nghị chồng sắp cưới cũng nên đi tiêm ngừa viêm gan

+Bệnh nhân còn một năm sau mới lấy chồng,và dự định có con ngay 

          sau đó, nên tiêm phòng viêm gan từ bây giờ đẻ tạo miễn dịch tránh lây 

           nhiểm cho con sau nầy

4-Giả sử bệnh nhân nầy có HIV(+) 

+Giải tỏa lo âu căng thẳng: Cho bệnh nhân thấy các nhà khoa học 

          nghiên  cứu nhận thấy rằng hầu hết bệnh nhân nhiễm HIV chết nhanh  chủ 

           yếu là do chán nản ,tuyệt vọng ,mất niềm tin vì xã hội kỳ thị và phân biệt 

+.Chính vì vậy mà bệnh nhân phải mạnh mẽ,chấp nhận sự thật ,sống hòa nhập ,ăn uống khoa học,giữ gìn sức khỏe ,thể dục thể thao đều đặn ,không làm việc quá sức ,không thức khuya,không uống rượu bia,không dùng chất gây nghiện ,tình dục an toàn ,không làm lây nhiểm HIV cho người khác

+Bồi bổ cơ thể làm tăng sức đề kháng  của hệ miễn dịch ,đây là vấn đề cơ bãn nhất tạo nên sự khác biệt về sức khỏe của bệnh nhân

+Kéo dài giai đoạn tiềm tàng ( thời gian từ khi nhiễm HIV tới khi chuyển sang AIDS) càng lâu càng tốt,có thể tới trên 10 năm .Khi đã chuyển sang giai đoạn AIDS bạn phải uống thuốc kháng HIV(ARV) hàng ngày 

+Bạn phải tuân thủ tuyệt đối điều trị ARV,đây là vấn đề quan trọng nhất.Nếu không tuân thủ tốt HIV sẻ kháng thuốc  dẫn tới thất bại điều trị Sau mỗi 6 tháng bác sĩ sẻ xét nghiệm CD4 trong máu để đánh giá  tình trạng hệ miễn dịch .CD4>500 mới an toàn

+Bạn nên thành thật nói với chồng sắp cưới về tình trạng của mình và nhờ bác sĩ tư vấn .Nếu chồng bạn thật sự yêu thương sẽ cảm thông và chia sẽ.Nếu anh ấy chia tay thì bạn hãy chấp nhận sự thật ,đừng quá buồn phiền mà ảnh hưởng sức khỏe vì chồng không phải là tất cả, xung quanh bạn còn rất nhiều người quan tâm lo lắng cho bạn (cha, mẹ ,anh chị ,em bạn thân..).Đặc biệt cuộc sống của bạn là bài học đắt giá để bạn chia sẻ cho mọi người thân xung quanh để không mắc những sai lầm đã gặp .Lúc đó bạn mới thấy bạn là người  hửu ích vì chính bạn đă đem lại hạnh phúc cho mọi người Và HIV trong con người bạn sẻ bị đẩy lùi vì sự sống tích cực của bạn .bạn hảy tận hưởng những gì mình đang có ,nhất là hiện nay bạn đang có công việc ổn định ,gia đình luôn luôn thương yêu bạn 

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • bài làm 6
  • bài làm 7
  • bài làm 8
  • bài làm 9
  • bài làm 10
  • bài làm 11
  • bài làm 12
  • bài làm 13
  • bài làm 14
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    giải phẫu bàn tay

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sự mọc móng

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Biểu hiện lâm sàng và cách diễn tiến đến ung thư cổ tử cung

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Thiếu Máu Tán Huyết
    Sóng Q
    311
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space