Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 6

(Tham khảo chính: CME )

Bài làm

1.Theo anh/chị thì bệnh nhân hiện đang có những vấn đề sức khỏe gì?

Tại phòng khám của khoa khám bệnh của bệnh viện tuyến quận huyện thì tôi khám kệnh nhân này một cách tổng quát, toàn diện. Các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân này là:

-Bệnh nhân nữ 22t đã từng quan hệ tình dục với một nam giới từng sử dụng các thuốc gây nghiện khác nhau là có hành vi nguy cơ nhiễm HIV và đã ngưng quan hệ với anh ta 1 năm nay.

-Hiện người đã từng quan hệ tình dục còn sống nhưng không rõ tình trạng sức khỏe.

-Bệnh nhân không sử dụng các thuốc gây nghiện hoặc sử dụng chung kim tiêm với bất cứ ai.

-Hiện bệnh nhân ăn uống bình thường, không sốt, không sụt cân, kinh nguyệt đều, không huyết trắng lạ.

-Bệnh nhân chuẩn bị kết hôn với bạn trai vào năm sau và dự định có con ngay sau khi kết hôn hôm nay muốn tầm soát HIV là thể hiện tâm lý lo lắng.

-Gia đình và xã hội: bệnh nhân làm nghề phụ bán quần áo và chưa rõ nghề nghiệp của bạn trai hiện nay làm nghề gì có thể thông cảm được cho quá khứ của bệnh nhân không. Giả sử là bạn trai hiểu và thông cảm cho bệnh nhân và gia đình của bạn trai cũng vậy.

2.Các anh chị sẽ cho thực hiện những việc gì đối với bệnh nhân này? 

Sau khi khám một cách toàn diện, ngoài ra tìm hiểu xem bệnh nhân có hành vi nguy cơ khác như có quan hệ đồng giới với người nào khác không, trong vòng 1 năm nay bệnh nhân có quan hệ với bạn trai mới không. Khám kỹ các dấu hiệu của bệnh nhiễm HIV khác xem có không như tiêu chảy, sốt kéo dài, ho, hạch to, đau đầu, bệnh lý về da. Giả sử tất các các hành vi nguy cơ mới là không có và các dấu hiệu bệnh lý khi khám toàn diện cũng chưa phát hiện. Vậy trước bệnh nhân này có một số vấn đề sức khỏe như trên thì cần phải thực hiện một số việc sau: 

-Tư vấn xét nghiệm tự nguyện: sử dụng chiến lược 3 để tầm soát và xem bệnh nhân có đã nhiễm HIV chưa. Ở đây bệnh nhân được xét nghiệm nhưng giấu tên và kết quả cũng không thông báo với người không có trách nhiệm theo các bước như sau:

 Bước 1: Giúp bệnh nhân bớt lo lắng và tạo không khí thân mật cho buổi tư vấn, trong đó cần nhấn mạnh tính bí mật và trao đổi về nguy cơ nhiễm HIV đồng thời nêu các thủ tục tiến hành TVXNTN.

 Bước 2. Đánh giá nguy cơ: bệnh nhân nhày đã biết mình có nguy cơ nên muốn xét nghiệm. Nhưng cần làm rõ thêm các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến lây nhiễm HIV để tìm hiểu thêm bệnh nhân có mắc phải không. Tóm lại bệnh nhân co 1ha2nh vi nguy co nào.

 Bước 3. Tìm hiểu các biện pháp giảm nguy cơ: Cùng bệnh nhân trao đổi những khả năng, những khó khăn trong việc giảm nguy cơ nhiễm HIV  có thể thực hiện được.

 Bước 4. Lập kế hoạch giảm nguy cơ: Hỗ trợ bệnh nhân xây dựng một kế hoạch thực tế, khả thi và phù hợp nhằm giảm nguy cơ nhiễm HIV.

 Bước 5. Xác định nguồn hỗ trợ giảm nguy cơ: Giúp bệnh nhân xác định các nguồn hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch giảm nguy cơ. Tùy tình hình có thể mời thêm bạn trai của bệnh nhân.

 Bước 6. Chuẩn bị xét nghiệm HIV, nêu lợi ích của xét nghiệm, kết quả có thể có.

 Đưa phiếu hẹn: Bảo đảm bệnh nhân biết thời gian nhận kết quả xét nghiệm và hướng dẫn cho đối tượng tư vấn các cách liên lạc với tư vấn viên. Hoàn thành phiếu thu thập thông tin đối tượng tư vấn và Hướng dẫn bệnh nhân tư vấn sang phòng lấy máu.

-Tư vấn thêm về nhiễm HIV: đường lây, triệu chứng, khi nào tầm soát sàng lọc, cách phòng tránh khi quan hệ với người lạ tốt nhất là dùng bao cao su, khoảng cửa sổ đúng theo phương pháp tư vấn xét nghiệm tự nguyện như đã được tập huấn. Phải vào bàn tư vấn riêng, không ai nghe câu chuyện giữa 2 người, sử dụng câu hỏi mở để tìm hiểu xem bệnh nhân biết gì chưa để cung cấp thông tin cho bệnh nhân những gì chưa biết. Trường hợp này bệnh nhân nên chọn điều kiện thuận tiện để nói về quá khứ cho bạn trai chuẩn bị kết hôn (nếu cần thiết mời bạn trai đến phòng tư vấn tự nguyện này để được nhân viên y tế tư vấn đúng về nhiễm HIV/AIDS).

-Ngoài ra cho bệnh nhân chụp X Quang phổi, chức năng gan, chức năng thận nếu khám thấy có dấu hiệu nghi ngờ. Nếu không thì chỉ chụp X Quang phổi.

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • bài làm 6
  • bài làm 7
  • bài làm 8
  • bài làm 9
  • bài làm 10
  • bài làm 11
  • bài làm 12
  • bài làm 13
  • bài làm 14
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    DỨT SỮA – THỨC ĂN NHÂN TẠO

    Bài giảng nhi khoa.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Câu hỏi ôn tập

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    GIỚI THIỆU

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tình huống 1
    hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
    Cơ chế gây ra tiếng thở khò khè
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space