Bài làm
Nữ, 22 tuổi, có hành vi nguy cơ : quan hệ bạn tình là nam giới hơn 3 tuổi, dùng nhiều thuốc gây nghiện. Một năm nay không liên lạc, không rõ tình trạng sức khỏe.
Bản thân khẳng định không dùng thuốc gây nghiện.Hiện tại chưa có biểu hiện bệnh lý
Nhu cầu sức khỏe: Tầm soát HIV để được điều trị sớm nếu bị nhiễm., vì sắp kết hôn và muốn có con ngay sau đó
Vấn đề sức khỏe
+ Sinh học: Có hành vi nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn trước đây 1 năm
+ Tâm lý: Lo lắng bị nhiễm HIV, có nhu cầu xét nghiệm tầm soát HIV
+ Gia đình – xã hội: Sắp kết hôn , muốn có con ngay sau đó
Kế hoạch chăm sóc
Bước 1: Tư vấn trước khi làm xét nghiệm tầm soát HIV
-Với các yếu tố : có hành vi nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn khẳng định với người bệnh nhu cầu tầm soát HIV là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết trước khi kết hôn. Tạo sự tin cậy ở người bệnh , tạo không khí thân mật, giúp người bệnh bớt lo lắng, nhấn mạnh tính bí mật và các lợi ích của dịch vụ
-Trao đổi về các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV, xác định hành vi nguy cơ dẫn đến lây nhiễm HIV
-Giới thiệu về xét nghiệm tầm soát nhanh ELISA, giải thích người bệnh lựa chọn hình thức xét nghiệm HIV vô danh hay ghi tên. Nếu người bệnh lựa chọn:
+ Ghi tên: Kết quả xét nghiệm HIV phải được thông báo và cung cấp cho người bệnh bằng phiếu trả lời kết quả xét nghiệm theo qui định
+ Vô danh: Kết quả xét nghiệm chỉ được thông báo trực tiếp cho đối tượng tư vấn và giúp họ biết tình trạng nhiễm HIV của mình ( không trả kết quả xét nghiệm bằng phiếu hay thông báo qua điện thoại)
Bảo đảm người bệnh biết được thời gian nhận kết quả xét nghiệm
-Dựa vào yếu tố thời gian của hành vi nguy cơ : 1 năm, chuẩn bị tâm lý cho người bệnh, thông báo qui trình sau khi người bệnh nhận được kết quả xét nghiệm là dương tính.
Bước 2: Tư vấn sau xét nghiệm
-Với tình huống kết quả xét nghiệm là âm tính.
+ Báo kết quả XN âm tính với người bệnh.
+ Xem xét kế hoạch làm giảm yếu tố nguy cơ:
Đề nghị người bệnh tầm soát các bệnh như: viêm gan siêu vi B,C, các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai … để tiêm ngừa hoặc điều trị nếu có nhiễm bệnh
Tìm hiểu người bệnh đã có quan hệ tình dục với chồng sắp cưới chưa, thời gian bắt đầu quan hệ, hướng dẫn người bệnh thuyết phục chồng sắp cưới xét nghiệm tầm soát HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cùng với người bệnh . Tùy theo tình huống ,có thể có kế hoạch tầm soát tiếp theo hay không.
Xây dựng kỹ năng sống, cải thiện kỹ năng giao tiếp, quan hệ tình dục an toàn giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và người khác.
Với tình huống kết quả xét nghiệm là dương tính
+ Thông báo kết quả dương tính và tư vấn sâu để người bệnh hiểu rõ về kết quả xét nghiệm
+ Động viên và trao đổi về cách sống tích cực. Hỗ trợ cách giảm nguy cơ lây nhiễm sang người chuẩn bị kết hôn.
+ Hướng dẫn và giới thiệu người bệnh đến các cơ quan được Bộ Y Tế cho phép xác định kết quả HIV : BV Da Liễu TP.HCM, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới TP. HCM , Viện Pasteur TP.HCM để thực hiện các xét nghiệm tiếp theo ( đủ 3 bước) để xác định chẩn đoán.
+ Giới thiệu người bệnh đến Trung tâm tư vấn phòng chống HIV/AIDS quận/huyện để được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ và điều trị.
Với ý muốn sinh con ngay sau khi kết hôn
+ Nếu kết quả âm tính, người bệnh có thể sinh con an toàn sau khi thực hiện kế hoạch giảm yếu tố nguy cơ
+ Nếu kết quả dương tính:
Cung cấp thông tin để người bệnh cần cân nhắc thật kỹ khi quyết định sinh con. Với những người mẹ nhiễm HIV , một lần mang thai là một lần bệnh nặng hơn, chết nhanh hơn. Đứa trẻ sinh ra sẽ bị bỏ rơi, đa phần bị đưa vào trại trẻ mồ côi vì gia đình không muốn chăm sóc, sẽ thêm một con người có tâm lý bị tổn thương.
Trường hợp người bệnh vẫn tiếp tục ý định sinh con ,giới thiệu người bệnh đến các cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS cho người lớn để đánh giá lâm sàng ( nhiễm trùng cơ hội, giai đoạn lâm sàng) và các xét nghiệm cơ bản, số lượng tế bào CD4 , đồng nhiễm viêm gan siêu vi B, C, lậu, giang mai…để được tư vấn và hướng dẫn kỹ lưỡng, thực hiện các can thiệp đúng qui trình làm giảm đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm HIV cho đứa trẻ sinh ra.
|