Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Cấu trúc buổi khám bệnh y học tổng quát – y học gia đình

(Tham khảo chính: Nguyên lý y học gia đình )

Trong y học gia đình, buổi khám bệnh có đầy đủ đặc điểm của một buổi khám bệnh quy ước như đã được giới thiệu ở phần trên. Bên cạnh đó, buổi khám bệnh còn mang những đặc điểm riêng biệt thể hiện tính chuyên biệt của cách tiếp cận theo y học gia đình. Mục đích là nhằm đảm bảo triển khai hiệu quả các kỹ năng nền tảng của y học tổng quát – y học gia đình (Xin xem thêm bài cây WONCA để có nội dung chi tiết về các kỹ năng này). 
Cấu trúc buổi khám bệnh hay còn gọi là “mô hình khám bệnh” (consultation model) là hình thức hệ thống hóa lại các bước thực hiện của một buổi khám bệnh. Các bước này giúp phục vụ việc chuẩn hóa công tác chuyên môn, từ đó phát triển kỹ năng lâm sàng, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Nó không phải là tiêu chí đánh giá chất lượng của buổi khám bệnh. Do vậy, không nên cứng nhắc trong việc thực hiện, mỗi người có thể phát triển một mô hình riêng cho bản thân.
Hiện nay, trong thực hành khám bệnh, chúng ta có thể gặp những quan điểm chưa phù hợp về buổi khám bệnh. Ví dụ như: 
●    Đơn giản hóa người “bệnh nhân” thành “bệnh” trong đó khía cạnh nhân bản hầu như bị quên lãng.
●    Cách thức thực hành được tối ưu hóa nhằm phục vụ công việc của nhân viên y tế hơn là phục vụ bệnh nhân.
●    Quan niệm cho rằng chẩn đoán bệnh cần phải có bằng chứng cụ thể đưa đến thực hiện khảo sát phức tạp, cồng kềnh mà lợi ích cho bệnh nhân đôi khi không rõ ràng. So với chăm sóc nội trú, đặc điểm này khá chuyên biệt trong chăm sóc ngoại trú, nơi mà phần lớn các vấn đề sức khỏe chỉ giới hạn với hình thức than phiền hơn là bệnh tật, ở giai đoạn sớm khi các triệu chứng chưa rõ ràng.
●    Các thông tin từ bối cảnh, môi trường, gia đình, ngôn ngữ không lời chưa được đánh giá phù hợp. Các thông tin này hiện chưa được vận dụng vào đánh giá – chẩn đoán – điều trị.
●    Quan hệ bệnh nhân – bác sĩ chưa được quan tâm đúng mức, chưa được nhìn nhận như là một yếu tố thiết yếu trong chất lượng điều trị.
●    Quan niệm cho rằng một lần khám bệnh giải quyết được tất cả vấn đề sức khỏe. Điều này không phù hợp cho bối cảnh ngoại trú. Thông thường bệnh nhân đến khám vì nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Trong khi đó, nguồn lực ngoại trú rất hạn chế để đáp ứng cùng lúc tất cả nhu cầu này vì các hạn chế thời gian, trang thiết bị, nhân lực, thuốc ..... Tuy nhiên, bác sĩ gia đình có một công cụ rất mạnh, đó chính là thời gian. Việc theo dõi liên tục theo thời gian cho phép chúng ta tiếp cận theo từng bước, can thiệp – theo dõi – đánh giá và sau đó can thiệp tiếp.
Trong y học gia đình, việc sử dụng các nguyên lý nền tảng của khoa học ngoại trú cho phép chúng ta giải quyết các vấn đề bệnh ngoại trú theo một nhân sinh quan khác và hướng đến chất lượng điều trị và phù hợp với bối cảnh. Có thể nói, vấn đề cần chú ý của buổi khám bệnh là thực hiện tốt mô hình chăm sóc hướng người bệnh (patient-centered care), được thể hiện qua 3 khía cạnh sau:
●    Hiểu được bối cảnh của khám bệnh ngoại trú, trong đó bao gồm: chăm sóc bệnh nhân nhưng một chủ thể hoàn chỉnh chứ không phải chỉ là bệnh của một cơ quan; hướng đến vấn đề sức khỏe hơn là chỉ đánh giá đơn thuần trên bệnh, triệu chứng, dấu chứng; đánh giá diễn tiến quá trình bệnh lý liên tục theo thời gian hơn là giới hạn ở những lần gặp mặt tại phòng khám.
●    Nhận định được tầm quan trọng của một mô hình khám bệnh phù hợp lấy bệnh nhân làm trung tâm. Buổi khám bệnh tốt yêu cầu chúng ta phải có cách tiếp cận phù hợp và các kỹ năng chuyên biệt cho từng tình huống, từng bệnh nhân.
●    Có thái độ nghiêm túc, thể hiện y đức trong thực hành, có khả năng tự đánh giá, tự nâng cao tay nghề chuyên môn, phát triển kỹ năng, cải thiện chất lượng chăm sóc người bệnh. 

  • Mô hình thể chất – tinh thần – xã hội
  • Mô hình Stott và Davis (1979)
  • Byrne và Long (1976)
  • Mô hình 6 hình thức của phân tích can thiệp
  • Mô hình Folk của Helman (1981)
  • Mô hình của Pendleton, Schofield, Tate và Havelock (1984)
  • Roger Neighbour
  • Tiếp cận theo 3 chức năng của buổi khám bệnh (1989)
  • Cách tiếp cận Calgary-Cambridge (1996)
  • Tổng quan
  • Thông tin hành chánh
  • Lý do khám bệnh
  • Bệnh sử, bệnh căn và yếu tố nguy cơ
  • Khám lâm sàng
  • Đánh giá cận lâm sàng
  • Cấu trúc buổi khám bệnh y học tổng quát – y học gia đình
  • Tiếp cận giải quyết vấn đề lâm sàng
  • Tham khảo
  • Video
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    quá tải thông tin

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phải thông báo việc nhiễm HIV với người chung sống như vợ chồng

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ

    51/2017/TT-BYT .....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    MỤN TRỨNG CÁ (ACNE VULGARIS)
    Diễn giải hình ảnh
    Giới thiệu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space