Mô hình này được đề xuất bởi John Heron, bác sĩ tâm lý, cho phép phân loại một buổi thăm khám – can thiệp có thể xếp vào 1 trong 6 nhóm sau tùy thuộc vào mức độ quan tâm của người bệnh, hình thức can thiệp của bác sĩ. Các tác giả phân loại buổi khám bệnh thành nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, có thái cực mà bác sĩ là người chiếm thế chủ động trong đàm thoại, sự tham gia của người bệnh vào nội dung đàm thoại hầu như bị lãng quên. Mặt khác, có thái cực mà người bệnh nắm giữ hoàn toàn thế chủ động của buổi đàm thoại, không một thông tin từ phía bác sĩ được quan tâm thảo luận. Giữa 2 thái cực này, có nhiều mức độ khác về tính chủ động của người bệnh và bác sĩ.
● Chỉ thị (descriptive): cho lời khuyên, hướng dẫn có tính chất chỉ thị, bắt làm.
● Thông tin (informative): truyền đạt kiến thức mới, giải thích hướng dẫn.
● Thương thảo (confronting): đối mặt với hành vi-thái độ có tính chất kháng cự, thông tin được phản hồi.
● Khuyến khích (cathartic): gợi mở việc biểu lộ cảm xúc tự nhiên như khóc, cười, giận dữ.
● Xúc tác (catalytic): khuyến khích bệnh nhân tìm hiểu và khám phá suy nghĩ – cảm giác tiềm ẩn của bản thân.
● Hỗ trợ (support): tạo điều kiện, củng cố - khẳng định giá trị nội tại của bệnh nhân.
|