Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chẩn đoán

(Tham khảo chính: 2201/QĐ-BYT )

3.1. Chẩn đoán ca bệnh
a. Ca bệnh nghi ngờ: bao gồm 2 yếu tố:
- Tiền sử dịch tễ: bệnh nhân sống/làm việc/đi đến vùng dịch lưu hành trong vòng 21 ngày trước đó hoặc tiếp xúc vật phẩm, sản phẩm động vật nghi ngờ nhiễm vi rút Marburg, người phơi nhiễm trong phòng thí nghiệm và
- Có biểu hiện lâm sàng sau đây:
+ Sốt cao đột ngột kèm các biểu hiện hướng tới mắc bệnh do vi rút Marburg bao gồm: chảy máu không lý giải được bằng các nguyên nhân khác; hoặc có ít nhất 3 trong số các dấu hiệu lâm sàng: đau đầu, mệt lả, lờ đờ, đau cơ khớp, chán ăn, khó nuốt, nôn, khó thở, tiêu chảy, nấc.
+ Hoặc tử vong không rõ nguyên nhân và có yếu tố dịch tễ.
b. Ca bệnh xác định: là ca bệnh nghi ngờ được khẳng định bằng một trong các xét nghiệm (kháng thể IgM dương tính, RT-PCR dương tính, phân lập được vi rút, phát hiện kháng nguyên và trung hoà huyết thanh).
3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Phán biệt với các bệnh sốt gây xuất huyết giống nhau về lâm sàng và yếu tố dịch tễ: sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Ebola, sốt xuất huyết Crimean - Congo (CCHF), sốt xuất huyết Lassa.
- Phân biệt với các bệnh có diễn biến lâm sàng tương tự do: rickettsia, leptospira, sốt rét nặng, thương hàn,...
- Xuất huyết do nhiễm khuẩn huyết
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202406192201_QD-BYT_sotxuathuyet marbue.doc .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Triệu chứng
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Dự phòng lây truyền
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Câu hỏi ôn tập

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viên nang

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh Ménìere

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    điều trị thuốc kháng vi rút
    Yếu tố về phía nhân viên y tế
    311
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space