Hội chứng Wolff-Parkinson-White
Bệnh nhân mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White có đặc trưng là có diện diện đường dẫn truyền phụ ngoài nút nhĩ thất bó Kent, gây nguy cơ dễ bị rối loạn nhịp khi phối hợp với vòng vào lại với nút nhĩ thất (AVRT), hoặc có nhịp nhanh trong rung nhĩ. Ở những bệnh nhân mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White, bệnh lý phối hợp rung nhĩ gây tăng nguy cơ đột tử (dưới 0,5% sau ba đến 10 năm theo dõi) do dẫn truyền vòng nhanh qua đường phụ và nguy cơ rung thất.
Thông thường, bệnh nhân mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White có phức bộ QRS rộng trên ECG, do khử cực sớm của tâm thất thông qua đường dẫn truyền phụ, làm khử cực khối cơ thất. Điều này gây ra quá trình khử cực tâm thất bắt đầu ở cơ tim nơi đường dẫn phụ đi vào, thay vì theo đường dẫn truyền bó His của tâm thất như bình thường. QRS có hình dạng dãn rộng, có phần nhô lên của nhánh lên của phức bộ QRS. Phần nhô lên này được gọi là sóng delta (xem ECG ở trên, cho thấy mô hình Wolff - Parkinson - White đặc trưng).
ECG ở bệnh nhân mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White gồm có:
- Khoảng PR ngắn (<120 milliseconds)
- Phần bắt đầu của QRS có dạng hình tam giác (là lý do đặt tên là sóng delta)
- QRS kéo dài hơn 120 milliseconds (tính từ khi bắt đầu sóng delta).
Không phải tất cả ECG trên bệnh nhân có hội chứng Wolff-Parkinson-White đều có các đặc trưng nêu trên. Trong một số trường hợp, sóng điện đi theo đường dẫn truyền theo chiều ngược, đi qua nút nhĩ thất vào khử cực nhĩ. Khi này hình ảnh ECG không có đặc trưng của hội chứng kích thích sớm. Điều này được xem như là đường phụ “bị giấu”. Trong trường hợp, nếu dẫn truyền qua nút AV đi nhanh hơn so với dẫn truyền qua đường phụ, dấu hiệu đặc trưng kích thích sớm trên ECG trở nên khó quan sát.
Về phân loại thì hội chứng WPW được phân làm 2 type A và B dựa vào đặc điểm hình thái học sóng delta tại các chuyển đạo trước ngực
- Type A:có sóng delta dương tại tất cả các chuyển đạo trước ngực, tạo hình ảnh sóng R có hình dáng lớn hơn sóng S
- Type B: có sóng delta âm ở chuyển đạo V1,V2, sau đó chuyển sang dương dần ở các chuyển đạo trước ngực khác.
Nguyên nhân
Khoảng PR ngắn có thể là sự thay đổi sinh lý trong khi tập thể dục, dưới tác dụng kích thích thần kinh giao cảm và adrenaline. Để phân biệt các tình huống này, chúng ta có thể đo ECG khi nghỉ ngươi. Ở bệnh nhân có dẫn truyền qua đường phụ, khoảng PR ngắn sẽ được ghi nhận khi nghỉ ngơi.
Dẫn truyền qua đường phụ có thể là bẩm sinh, phần lớn các trường hợp bệnh nhân sẽ hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng. Trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo vẫn có thể ghi nhận hội chứng kích thích sớm với nhịp xoang bình thường, đôi khi ghi nhận phối hợp nhịp nhanh. Sự thay đổi giữa nhịp sinh lý và rối loạn nhịp nhanh tùy thuộc vào tốc độ lan truyền của dòng điện.
Ý nghĩa lâm sàng
Khoảng PR ngắn và dấu hiệu kích thích sớm trên ECG cho biết bệnh nhân có một con đường phụ với đi kèm với nhịp tim nhanh vòng vào lại, ví dụ như nhịp tim nhanh vào lại (AVRT). Như đã đề cập, hội chứng kích thích sớm có thể không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào và có thể được xem là một ECG bình thường.
Ở một số bệnh nhân mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White, rung nhĩ phối hợp có thể đe dọa đến tính mạng vì dòng điện có thể dẫn truyền nhanh từ tâm nhĩ đến tâm thất. Khi dẫn truyền nhĩ thất bị block do nút AV và đường dẫn truyền lan nhanh xuống theo con đường phụ có thể có nguy cơ chuyển thành rung thất. Ở những bệnh nhân này sử dụng thuốc chẹn beta và các thuốc chặn nút AV khác (phổ biến trong điều trị rung nhĩ để kiểm soát tần số) không kiểm soát được nhịp rung nhĩ nhưng lại làm tăng nguy cơ dẫn truyền theo đường phụ và gây nguy hiểm.
|