Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các triệu chứng phối hợp

(Tham khảo chính: ICPC )

Ở trẻ em, táo bón đơn thuần thường xuất hiện kèm với tình trạng chướng bụng, kén ăn, khó chịu vùng bụng (đối với trẻ lớn) hoặc quấy khóc (đối với trẻ nhỏ). Táo bón kèm chướng bụng thường do chế độ ăn không phù hợp hay giảm vận động ruột. Nguyên nhân tắc nghẽn ruột non hiếm khi gây táo bón ở trẻ em. Cũng trong nhóm đối tượng trẻ em, các nguyên nhân tâm lý như vấn đề ở trường học, khó khăn trong các mối quan hệ xã hội, gia đình cũng thường liên quan đến tình trạng táo bón.
Táo bón kèm tiêu phân mỡ hay phân vàng xanh có thể do nguyên nhân từ ruột non hay tụy. Táo bón kèm mót rặn, phân có lẫn máu gợi ý nguyên nhân từ đại tràng, trực tràng.
Ở người lớn, đau bụng nhiều, chướng bụng, thiếu máu, kém đáp ứng với thuốc nhuận trường, sụt cân, chán ăn, phân lẫn máu, mủ hay chất nhầy thì cần loại trừ nguyên nhân do u bướu đại tràng. Các triệu chứng sụt cân, thiếu máu, chán ăn thường là triệu chứng muộn của bướu đại tràng. Cảm giác khó chịu ở trực tràng, dò rỉ phân, chảy máu, mót rặn, tiêu chảy xen kẽ táo bón, sa trực tràng có thể nguyên nhân từ bướu đại tràng sigmoid - trực tràng. Ngược lại, chướng bụng kèm táo bón cấp tính thường có nguyên nhân từ đoạn gần đại tràng.
Táo bón kéo dài có thể gây ra trĩ, ngược lại, trĩ đau cũng lại làm nặng thêm tình trạng táo bón, vì cảm giác đau khi đi tiêu làm bệnh nhân không dám đi tiêu, nín đi tiêu. Những bệnh nhân này thường mô tả tính chất phân khi đi tiêu có lẫn máu phủ bề mặt phân hay dính máu trên giấy toilet hay thành toilet.
Triệu chứng máu trong phân xuất hiện kèm theo giúp gợi ý nguyên nhân. Nếu máu mới (máu đỏ tươi) chảy thành dòng sau khi đi phân và ít có cảm giác đau vùng hậu môn thì nguyên nhân trĩ nội có thể nghĩ đến đầu tiên. Nếu máu mới chảy ít, dính ngoài phân đặc biệt kèm cảm giác đau khó chịu khi phân đi qua hậu môn gợi ý tình trạng viêm hậu môn – nứt hậu môn. Nếu có hình ảnh nhầy lẫn máu hồng thì nguyên nhân viêm – kích thích vùng đại tràng có thể được nghĩ đến. Đặc điểm máu nằm lẫn với chất phân giúp nghĩa đến vị trí xuất huyết có thể nằm ở vùng đại tràng xuống – đại tràng sigma do những nguyên nhân u bướu ác tính, viêm túi thừa. Đối với các nguyên nhân nằm ở đoạn manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, với lượng xuất huyết ít thì khó ghi nhận máu trong phân vì máu đã bị tiêu hủy và lẫn vào trong phân; chúng ta chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm máu ẩn trong phân. 

  • Tình huống lâm sàng 1
  • Đại cương
  • Các nguyên nhân
  • Định nghĩa
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm táo bón
  • Các triệu chứng phối hợp
  • Yếu tố thúc đẩy và tăng nặng
  • Yếu tố giúp cải thiện tình trạng táo bón
  • Khám lâm sàng
  • Chẩn đoán nguyên nhân
  • Chẩn đoán một số nguyên nhân hiếm gặp
  • Điều trị
  • tài liệu tham khảo
  • Lượng giá cuối bài
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phân biệt giữa các thể ho ra máu

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mô mềm vùng ngực

    CME.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    CME.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella
    Chẩn đoán giai đoạn
    thiết kế câu lệnh nâng cao
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space