Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm bệnh nhân

(Tham khảo chính: ICPC )

Táo bón thường ít gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh thường do các viêm nhiễm – khó chịu vùng hậu môn (nứt hậu môn) hay do các vấn đề có liên quan đến chế độ ăn uống của trẻ. Trong một số trường hợp hiếm hơn, tình trạng bệnh bẩm sinh với vô hạch thần kinh của đại tràng (bệnh Hirchsprung) có thể gây biểu hiện táo bón sớm ở trẻ. Đôi khi sữa bò cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ. 
Cũng với nhóm trẻ nhỏ này, nguyên nhân gây táo bón thường gặp nhất là do thay đổi thói quen ăn uống hoặc do sự thay đổi môi trường sống. Tựu chung, nếu triệu chứng càng xuất hiện sớm sau sinh càng gợi ý nhiều nguyên nhân bệnh thực thể bẩm sinh ở trẻ.
Đối với nhóm trẻ nhỏ, các xáo trộn đi tiêu là thường gặp, nhưng lại khó quản lý và thường gây lo lắng nhiều cho phụ huynh. Có khoảng 85%-95% trường hợp bị táo bón ở trẻ nhỏ là do các nguyên nhân cơ năng (chế độ dinh dưỡng và thói quen đi cầu). Đến nhóm tuổi từ 6 tháng – 3 tuổi, táo bón do nguyên nhân tâm lý chiếm tỷ lệ ưu thế. Do vậy, việc nhận thức được tầm quan trọng của các nguyên nhân tâm lý giúp nhận biết nhanh vấn đề và có hướng can thiệp phù hợp. Ví dụ như trường hợp trẻ có vết nứt hay viêm vùng hậu môn, khi trẻ rặn đi phân ra hậu môn sẽ có cảm giác đau – khó chịu (và đôi khi có chảy ít máu) làm cho trẻ sợ, cố nín không dám đi tiêu. Phân càng nằm lâu hơn trong trực tràng sẽ càng trở nên cứng và khó đi cầu; phân càng cứng lại càng làm tình trạng nứt hậu môn nặng lên, vết thương không lành, dễ nhiễm trùng, tạo ra một vòng xoay bệnh lý rất khó điều trị nếu như không có sự cộng tác tốt của trẻ và sự kiên trì của người thân.
Ở người lớn, nguyên nhân gây táo bón thường do chế độ ăn thiếu chất xơ và thói quen sử dụng thuốc nhuận trường (thường gặp ở người cao tuổi và người đã có tiền căn bị táo bón trước đây). Ở người cao tuổi, tình trạng táo bón thường xuất hiện do có phối hợp nhiều yếu tố thuận lợi: chế độ dinh dưỡng ít chất xơ – nhiều  tinh bột, khối lượng thức ăn mỗi ngày không nhiều (không có chất để tạo phân), ít vận động, sử dụng thuốc nhuận trường và giảm khả năng co thắt nhu động ruột. Bên cạnh đó, một số điểm đặc thù khác ở người cao tuổi gây táo bón nhưng ít được để tâm đến là các bệnh lý thoái hóa cơ xương khớp, trầm cảm, đãng trí, rối loạn lo âu, ăn uống kém, suy tim, rối loạn vùng chậu.., do vậy cũng cần được chú ý quan tâm. 
Với bệnh cảnh táo bón vì đi tiêu thưa (3-5 ngày đi tiêu một lần) hoặc bệnh cảnh có triệu chứng táo bón kèm phân cứng, đóng thành viên thì gặp chủ yếu ở người cao tuổi, ít vận động thể lực hằng ngày ; tuy vậy bệnh cảnh này cũng có thể gặp đối với người trẻ tuổi đang mắc những bệnh lý phối hợp khác dẫn đến tình trạng phải nằm lâu như yếu liệt tay chân sau tai biến mạch máu não, suy kiệt vì bệnh nặng, vừa xuất viện vì bệnh nặng. 
Nguyên nhân u bướu tân sinh vùng đại tràng hiếm khi gặp ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Tần suất của bệnh này sẽ tăng dần và trở nên quan trọng, cần chú ý đưa vào chẩn đoán phân biệt khi có bệnh nhân bắt đầu từ tuổi 40-50 tuổi. Do vậy, nhân viên y tế cần chú ý tầm soát phát hiện bệnh đối với nhóm quần thể có nguy cơ cao này, đặc biệt là có biểu hiện thay đổi thói quen đi cầu.

  • Tình huống lâm sàng 1
  • Đại cương
  • Các nguyên nhân
  • Định nghĩa
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm táo bón
  • Các triệu chứng phối hợp
  • Yếu tố thúc đẩy và tăng nặng
  • Yếu tố giúp cải thiện tình trạng táo bón
  • Khám lâm sàng
  • Chẩn đoán nguyên nhân
  • Chẩn đoán một số nguyên nhân hiếm gặp
  • Điều trị
  • tài liệu tham khảo
  • Lượng giá cuối bài
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chẩn đoán nguyên nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị viêm gan vi rút C mạn

    2065/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tam cá nguyệt I

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tham khảo
    Triệu chứng lâm sàng của đợt cấp BPTNMT
    Hô hấp
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space