Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chẩn đoán một số nguyên nhân hiếm gặp

(Tham khảo chính: ICPC )

Ở trẻ sơ sinh, bệnh Hirschprung là một nguyên nhân bẩm sinh hiếm gặp, cần được chẩn đoán sớm. Đối với thể nặng, triệu chứng thường xuất hiện sớm trong tuần đầu sau sinh, khám trực tràng trống không có phân. Đối với thể nhẹ, triệu chứng táo bón diễn tiến mạn tính, thường có triệu chứng ở khoảng 6 tháng – 3 tuổi và khám trực tràng có phân.
Những nguyên nhân hiếm gặp khác gây táo bón ở trẻ bao gồm hẹp hậu môn – trực tràng, ngộ độc chì, suy giáp, cường cận giáp, do thuốc, nứt hậu môn, dị ứng sữa bò. 
Táo bón kèm nôn ói, mệt mỏi, đa niệu, sỏi niệu có thể gợi ý nguyên nhân tăng canxi máu, nhưng hiếm gặp. Những nguyên nhân nội tiết và chuyển hóa gây táo bón như đái tháo đường, suy giáp, thai kỳ. Táo bón ở bệnh nhân có phù niêm là do bất thường nhu động ruột, thường kèm chướng bụng. Bất thường nhu động ruột cũng gặp ở bệnh nhân lão suy, xơ cứng bì, bệnh thần kinh tự chủ, tổn thương tủy sống. Chứng to đại tràng và trực tràng vô căn cũng gây táo bón nặng. 
Nguyên nhân tâm lý gồm bệnh trầm cảm và chán ăn thần kinh. Đôi khi táo bón là hậu quả của việc dùng thuốc chống trầm cảm và thuốc kháng cholinergic.
Phì đại tiền liệt tuyến cũng có thể gây ra táo bón, yếu cơ ổ bụng, bệnh hệ thống thần kinh, bệnh túi thừa, ung thư tụy, ngộ độc chì cũng là những nguyên nhân hiếm gặp của táo bón.

  • Tình huống lâm sàng 1
  • Đại cương
  • Các nguyên nhân
  • Định nghĩa
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Đặc điểm táo bón
  • Các triệu chứng phối hợp
  • Yếu tố thúc đẩy và tăng nặng
  • Yếu tố giúp cải thiện tình trạng táo bón
  • Khám lâm sàng
  • Chẩn đoán nguyên nhân
  • Chẩn đoán một số nguyên nhân hiếm gặp
  • Điều trị
  • tài liệu tham khảo
  • Lượng giá cuối bài
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    dược lý dịch tể

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    AZITHROMYCIN

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Rối loạn cơ thể hóa

    2058/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    VIÊM DA CƠ ĐỊA (ATOPIC DERMATITIS)
    Dị vật đường ăn
    Sỏi tự rớt khỏi hệ niệu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space