Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nghe kém người lớn

(Tham khảo chính: Nguyễn Thị Ngọc Dung )

CHƯƠNG 4 Nghe Kém ở Người Lớn Gavin A. J. Morrison Guy\u0027s and St Thomas\u0027 NHS Foundation Trust, London, UK TỔNG QUAN • Tại Vương quốc Anh, khoảng 6% người lớn bị nghe kém có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. • Nghe kém ở người lớn thường có diễn tiến từ từ. Tiếp nhận-thần kinh Dẫn truyền • Bệnh nhân thường không chú ý đến tình trạng nghe kém tiến triển từ từ (đặc biệt ở một bên tai). • Nghe kém có gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân hay không tùy thuộc vào độ nặng của triệu chứng nghe kém và nghe kém ở một hay hai bên. Thần kinh tiền đình. ốc tại • Khi bệnh nhân nghe kém mức độ nặng một bên tai, họ vẫn có thể giao tiếp bình thường trừ khi người khác nói chuyện ở phía tai bệnh. • Nếu bệnh nhân bị nghe kém mức độ trung bình ở tần số cao cả hai bên tai thì bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong phân biệt giọng nói ở môi trường ồn ào. • Thông thường, chúng ta có thể thiết lập chẩn đoán thông qua hỏi bệnh sử và phát hiện một số dấu hiệu trên lâm sàng: cần quan sát được màng nhĩ rõ ràng và dùng âm thoa để phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có). Xương búa Xuang de Ống tại ngoài Màng nhĩ Để xương bàn đạp Ốc tại Vòi Eustachian Hình 4.1 Phân biệt giữa nghe kém dẫn truyền và nghe kém tiếp nhận-thần kinh. Bệnh sử Các đặc điểm quan trọng của nghe kém chúng ta cần khai thác là triệu chứng (nghe kém) này xuất hiện từ từ hay đột ngột, đã kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu, triệu chứng này có tăng hay giảm không, nghe kém ở một hay hai bên, và nó có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hay không. Các triệu chứng đi kèm có thể gồm ù tai, chóng mặt, đau tai, và chảy dịch tai. Phân loại Chúng ta có thể phân loại nghe kém thành (1) dẫn truyền hoặc (2) tiếp nhận-thần kinh, tùy thuộc vào vị trí cơ thể học của vấn đề nằm ở đâu (Hình 4.1). Trong điếc dẫn truyền, bệnh nhân sẽ có tắc nghẽn trên đường dẫn truyền của sóng âm tại bất kỳ điểm nào từ tai ngoài cho đến vùng đế của xương bàn đạp (thuộc tai giữa). Đây là đường đi của sóng âm xuyên qua màng nhĩ và chuỗi xương con cho đến ốc tai\u0027. Trong trường hợp bình thường, khi đế xương bàn đạp rung động sẽ làm di chuyển chất dịch dọc theo màng đáy của ốc tai. Một rối loạn hoặc bệnh lý trong ốc tai hoặc dây thần kinh thính giác sẽ được gọi là rối loạn tiếp nhận-thần kinh. Trong một số trường hợp, chúng ta có thể gặp nghe kém hỗn hợp, là một tình trạng pha trộn giữa hai loại nghe kém trên. Kiến Thức Cơ Bản TÀI MŨI HỌNG, Ấn bản lớn 6, Biên tập bởi Harold Ludman \u0026 Patrick J. Bradley. © 2013 Johny Wiley \u0026 Sons, Ltd. SDmedia và CIPPS phát hành năm 2014 Nghe kém dẫn truyền Những nguyên nhân gây ra loại nghe kém này được liệt kê trong Ghi chú 4.1. Ghi chú 4.1 Những nguyên nhân gây nghe kém dẫn truyền • Ráy tai (bít ống tai ngoài) • Viêm tai giữa thanh dịch • Rối loạn chức năng vòi Eustachian • Nhiễm trùng tại • Thủng màng nhĩ • Viêm tai giữa mạn tính tạo mủ Ráy tai (wax impaction) Có lẽ đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Bệnh nhân thường có tiền căn sử dụng bông ngoáy tai, do đó đẩy ráy tai xuống kẹt sâu hơn trong ống tai ngoài. Khi làm test Weber thì âm thanh sẽ nghe rõ hơn ở tại bệnh (tai bị bít). Xử trí bao gồm lấy ráy tai, có thể bằng cách bơm rửa (đối với bác sĩ gia đình/đa khoa) hoặc dùng các dụng cụ hút rửa chuyên biệt cho tai (đối với bác sĩ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng). Có thể dùng các thuốc nhỏ tại để làm mềm ráy tai trước vài ngày. Nếu chúng ta đã biết hoặc nghi ngờ màng nhĩ bị thủng thì không nên bơm rửa. \u0027ND: Ốc tại là bộ phận thuộc tại trong. 2ND: Ốc tại có hai phần: mê đạo xương (nằm ngoài) và mê đạo màng (nằm trong). Năm giữa hai thành phần này là ngoại dịch, nằm trong mê đạo màng là nội dịch khi xương bàn đạp làm rung cửa sổ bầu dục, sẽ làm dịch chuyển ngoại dịch 21 22 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng Viêm tai ngoài (otitis externa) Viêm ống tai ngoài có thể gây nghe kém dẫn truyền mức độ nhẹ (Chương 2). Bít tắc chất sừng trong ống tai (keratosis obturans) Bệnh lý này sẽ làm rối loạn quá trình di chuyển biểu mô (da) bình thường hướng từ trong ra phía ngoài của ống tai, từ đó gây nên tình trạng tích tụ các vảy keratin trong ống tai, và gây tắc ống tai. Điều trị bao gồm phải hút rửa thường xuyên. Viêm tai ngoài mắc phải gây tắc (acquired obliterative otitis externa) Tình trạng này xảy ra sau khi điều trị kéo dài (nhưng thất bại) bệnh lý viêm tai ngoài; ống tai sẽ bị sẹo và sau đó ống tai xương (phần sâu của ống tai) sẽ bị tắc bởi mô xơ. Bệnh nhân sẽ bị nghe kém dẫn truyền tương đối nặng, mặc dù tai khô. Chúng ta có thể thực hiện phẫu thuật nhằm cắt mô sẹo và làm rộng ống tai, nhưng kết quả dài hạn có thể hạn chế. U tai ngoài hoặc tai giữa Chúng ta ít khi gặp các trường hợp u tai ngoài hoặc u tai giữa, nhưng bệnh nhân có thể biểu hiện triệu chứng là nghe kém dẫn truyền. Bất kỳ trường hợp nào có vùng da ống tai nhìn có vẻ bất thường, hoặc có một vết loét không lành thì chúng ta nên bấm sinh thiết. Điều trị thường phải can thiệp phẫu thuật, nhưng những khối u ác tính có thể cần phải tiến hành hóa-trị kèm theo. Loại u tân sinh thường gặp nhất ở tai giữa là u cuộn mạch. Các u này có nhiều mạch máu, biểu hiện là một khối phồng màu đỏ nằm phía sau màng nhĩ. Chúng ta cần khảo sát hình ảnh học để biết được mức độ lan rộng và bản chất của sang thương. Điều trị thông thường là can thiệp ngoại khoa (cắt bỏ u). Viêm tai giữa thanh dịch (OME: otitis media with effusion) Chảy dịch tai giữa kéo dài có thể gặp ở người lớn có rối loạn chức năng vòi Eustachian (vd. sau khi nhiễm trùng hô hấp trên), ở người cao tuổi, và ở bệnh nhân sau xạ trị vùng đầu/ nền sọ. Dịch tai thường có màu vàng trong. Điều trị bảo tồn bao gồm sử dụng kháng sinh phổ rộng, steroids toàn thân (liệu trình ngắn ngày), hoặc montelukast (chất đối vận leukotriene\u0027) và các thuốc điều trị co mạch mũi, kèm theo cố gắng tự thống khí tai giữa bằng nghiệm pháp Valsalva’. Chúng ta phải khám vùng hầu-mũi qua nội soi, để loại trừ một tình trạng tắc nghẽn vòi Eustachian do một sang thương [vd. khối u] nằm ở vùng sau mũi, vd. carcinoma vùng hầu mũi. Nếu bệnh nhân chảy dịch tại không đáp ứng điều trị nội khoa, chúng ta có thể đặt ống thông xuyên qua màng nhĩ. Viêm tai giữa gây dính (adhesive otitis media) và túi lõm (retraction pockets) Khi rối loạn chức năng vòi Eustachian kéo dài thì màng nhĩ sẽ bị mỏng đi (xẹp lõm) kèm theo sự hình thành túi lõm. Tình trạng này có thể ăn mòn chuỗi xương con, từ đó gây nghe kém. Chúng ta có thể tiến hành phẫu thuật. Một tình trạng viêm mạn tính ở tai giữa có thể làm tai giữa thông khí kém, gây nên sẹo và mô dính (từ đó có tên gọi viêm tai giữa gây dính”). ND: Các thuộc nhóm này dùng trong phối hợp điều trị bệnh suyễn, viêm mũi dứng hoặc nổi mề đay Thường sử dụng thuốc này kết hợp với conicosteroids (dạng xịt) để điều trị triệu chứng khi cần thiết “ND: Đây là nghiệm pháp giúp mở lỗ với Eustachian. Người làm nghiệm pháp bít mũi, ngắm miệng, và thổi ra gắng sức, Acute suppurative otitis media Hình 4.2 Màng nhĩ (phải) cho thấy trước cán búa cỏ vùng màng nhĩ bị xơ và có vùng màng nhĩ bị teo (atrophic). Xơ nhĩ (myringosclerosis) Bất kỳ lỗ tai có tiền căn bị nhiễm trùng hoặc đã được đặt ống thông đều có thể xuất hiện những mảng sẹo trắng/ vàng nằm trong màng nhĩ, tình trạng này gọi là xơ nhĩ. Thường không giảm thính lực nhiều trong những trường hợp này (Hình 4.2). Đôi khi xơ nhĩ có thể tạo sẹo và làm dính chuỗi xương con, kèm theo nghe kém dẫn truyền. Viêm tai giữa cấp tạo mủ (ASOM) và viêm tai giữa mạn tạo mủ (CSOM) Những trường hợp bị ASOM (Chương 2) và CSOM (Chương 3) thường có kèm theo nghe kém dẫn truyền. Độ nặng của triệu chứng nghe kém tùy thuộc vào tai giữa còn vùng nào được thông khí hay không và chuỗi xương con có liên tục hay không. Đôi khi một bệnh nhân có cholesteatoma có thể vẫn còn nghe tốt trước phẫu thuật do âm thanh được dẫn truyền qua khối cholesteatoma, mặc dù xương đe đã bị ăn mòn. Điều trị ngoại khoa với CSOM Can thiệp ngoại khoa trong điều trị CSOM sẽ được đề cập rõ hơn ở Chương 3. Những lỗ thủng trung tâm không tự lành (Hình 4.3) có thể điều trị bằng phương pháp vá nhĩ. Chỉ định phẫu thuật là nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát, cải thiện sức nghe, hoặc để sử dụng máy trợ thính. Tỉ lệ thành công trong phẫu thuật là trên 80%, tuy nhiên có nguy cơ nhỏ sẽ làm cho bệnh nhân bị điếc nặng vĩnh viễn. Nếu bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật, chúng ta có thể làm vệ sinh tai và dùng kháng sinh (tại chỗ). Vá nhĩ là nhằm vá lại lỗ thủng, thường dùng miếng cân cơ của cơ thái dương, và chúng ta đặt mảnh vá nằm dưới bờ lỗ thủng (đã được làm tươi vùng rìa) (Hình 4.4). Khiếm khuyết chuỗi xương con Xương con bị ăn mòn hoặc bị gián đoạn (mất liên tục), sẽ gây nghe kém dẫn truyền khoảng 35-40 dB (Hình 4.5). Chúng ta có thể nghĩ đến chẩn đoán này khi thấy chỉ số đàn hồi (compliance\") cao trên nhĩ-lượng-đồ, và có thể xác nhận lại bằng cách chụp CT-scan nhiều \"Chronic suppurative otitis media ‘ND. Độ compliance (đỏ di đóng) tối đa của mạng nhì đạt được khi áp suất hai bạn của màng nhĩ bằng nhau. Nếu compliance cao nghĩa là thàng nh di dong cao hơn mức bình thường (quả di động), có thể do trật khớp xương con hoặc trang nh bị seo, và sau đó mỏng đi (dẫn đến di động nhiều hơn mức bình thường Hình 4.3 Màng nhĩ (phải) có lỗ thủng bán phần (subtotal dry perforation). Hiện không thấy dịch chảy ra lỗ thủng. Mảnh vả Và nhĩ kiểu underlay Hình 4.4 Phẫu thuật vá nhĩ: đặt mảnh vá nằm dưới rìa màng nhĩ cũ (underlay graft myringoplasty). Nghe Kém ở Người Lớn 23 quanh để xương bàn đạp làm dính chặt xương này lại, gây ra nghe kém dẫn truyền. Bệnh lý này di truyền trên nhiễm sắc thể thường, có thuộc tính trội nhưng biểu hiện có thể khác nhau trên từng cá thể, và có thể không phát hiện được tiền căn gia đình có người mắc bệnh. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, trẻ tuổi hoặc trung niên. Có thể bị một hoặc hai bên. Bệnh nhân thường có biểu hiện nghe kém dẫn truyền và khi soi tai thấy màng nhĩ bình thường. Trong giai đoạn sớm, có thể bệnh nhân thấy đau tại nhẹ. Các yếu tố khởi phát có thể do thiếu nguồn fluoride (trong nước uống) hoặc có tiền căn nhiễm bệnh sởi. Các yếu tố về hormone có thể thúc đẩy diễn tiến của bệnh. Khi mang thai thường làm cho bệnh nặng hơn, do vậy chúng ta nên tránh sử dụng các thuốc tránh thai chứa estrogen. Bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến ốc tai (nằm sau xương bàn đạp), gây nên một tình trạng nghe kém hỗn hợp (gồm nghe kém dẫn truyền và nghe kém tiếp nhận) trên thính lực đồ (Hình 4.6). Bệnh lý này sẽ tiến triển chậm theo thời gian. Xử trí bao gồm đo thính lực định kỳ, đeo máy trợ thính hoặc phẫu thuật. Đối với một số trường hợp có bệnh lý đang tiến triển, chúng ta có thể dùng sodium fluoride để làm xương trưởng thành và chuyển qua một dạng xơ hóa nhiều hơn, giúp ngăn ngừa bệnh lý tiến triển xấu đi và làm cho tại thích hợp để phẫu thuật hơn. Điều trị ngoại khoa bao gồm phải mở tai giữa ra (mở một lỗ trên màng nhĩ), gỡ bỏ hai trụ xương bàn đạp và tạo một lỗ nhỏ tại đế xương bàn đạp, để sau đó có thể đặt một miếng prosthesis (mảnh ghép) có dạng giống như một piston vào vị trí đó, và đầu kia gá vào trụ dài xương đe (gọi là phẫu thuật cắt xương bàn đạp). Phẫu thuật này đạt tỉ lệ thành công trong hơn 90% trường hợp phục hồi thính lực (Hình 4.7). Tuy nhiên có một tỉ lệ nhỏ (khoảng 1%) bị nghe kém tiếp nhận mức độ nặng vĩnh viễn. Nếu phẫu thuật thành công sẽ giúp cải thiện tình trạng nghe kém dẫn truyền nhưng không thay đổi được diễn tiến tự nhiên của bệnh (nghe kém tiến triển do bất thường đã lan tới ốc tai). Chỉ định cắt xương bàn đạp khi có một tai bị nghe kém dẫn truyền và có nhiều khả năng phục hồi, nâng thính lực lên gần bằng với tai còn lại, và nâng đến một mức không cần phải dùng máy trợ thính. Mức nghe (dBISO) -10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 MÃ SỐ Hình 4.5 Màng nhĩ (trái) cho thấy có sự hình thành túi lõm ở góc sau-trên, kèm theo hiện tượng ăn mòn xương đe. Chúng ta có thể nhìn thấy chỏm xương bàn đạp và gân cơ bàn đạp qua phần sau bị mỏng đi (của màng nhĩ). mặt phẳng để khảo sát vùng tai. Xử trí gồm cho đeo máy trợ thính hoặc phẫu thuật. Phẫu thuật chỉnh hình chuỗi xương con có mục đích nhằm phục hồi lại đường dẫn truyền âm thanh. Trong khi chỉnh hình, chúng ta có thể dùng xương của chính bệnh nhân hoặc dùng các vật liệu nhân tạo. Xốp xơ tai (otosclerosis) Đây là một tình trạng nghe kém do di truyền, nguyên nhân do một bệnh lý chuyển hóa khu trú của xương vùng xung quanh bao tai (otic capsule\u0027). Xương xốp (chưa trưởng thành) lắng đọng 100 110 120 125 250 500 1000 2000 4000 8000 Tần số (Hz) Hình 4.6 Thính lực đồ đơn âm trong bệnh lý xốp xơ tại cho thấy một tình trạng nghe kém dẫn truyền và có khuyết Carhart\u0027 tại tần số 2000 Hz. ND: Đây là bỏ khung xương bao quanh tại trong 24 24 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng 2 (a) 3 (b) Hình 4.7 Phẫu thuật cắt xương bàn đạp: (a) mảnh ghép (dạng piston); (b) miếng piston được đặt giữa cán búa và đế xương bàn đạp. Nghe kém tiếp nhận-thần kinh Bất cứ người lớn nào khi có triệu chứng nghe kém không giải thích được (hai tai bị như nhau hoặc bị không đối xứng) đều cần được chỉ định chụp MRI để khảo sát vùng ống tai trong và vùng hố sọ sau nhằm loại trừ khả năng bị u tế bào schwann, thường gọi là u dây thần kinh thính giác, ở bên tai nghe kém nặng hơn. (Xem Ghi chú 4.2 để biết các nguyên nhân gây nghe kém tiếp nhận-thần kinh). Ghi chú 4.2 Các nguyên nhân gây nghe kém tiếp nhận-thần kinh • Lão thính • Nghe kém do tiếng ồn Mức nghe (dB) -20 20 40 40 60 • Bệnh lý Ménière • Nghe kém do di truyền • Nghe kém do thuốc • Vô căn Lão thính (Presbyacusis) Đây là một diễn tiến tự nhiên xảy ra từ từ khi lớn tuổi, gây nghe kém tiếp nhận-thần kinh do các tế bào lông của ốc tai bị chết. Tuổi khởi phát khác nhau tùy người, nhưng thông thường là bệnh nhân sẽ giảm thính lực vào khoảng 60 tuổi. Các yếu tố di truyền cũng có thể làm lão thính khởi phát sớm hơn và nặng hơn. Dạng thính lực đồ thường gặp nhất của tình trạng này có dạng đối xứng, và bệnh nhân bị mất thính lực ở tần số cao (Hình 4.8). Bệnh nhân thường than phiền rằng họ khó có thể nghe trong một môi trường ồn ào, hoặc khi có nhiều giọng nói (vd. trong buổi họp mặt nhiều người). Có thể có triệu chứng ù tai đi kèm. Chúng ta thường chẩn đoán dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng và đo thính lực đồ đơn âm. Điều trị bao gồm cho sử dụng máy trợ thính (hai bên). Nghe kém đột ngột (sudden sensorineural deafness) Một bệnh nhân (người lớn) có biểu hiện nghe kém tiếp nhận đột ngột, thường là một bên, nên được khám và điều trị khẩn cấp, trong vòng một hoặc hai ngày từ thời điểm khởi phát. Chúng ta nên tầm soát để tìm nguyên nhân, có thể là do một bệnh lý tai, vd. bệnh Ménière hoặc xốp xơ tai, một tai biến đột ngột ở mạch máu vùng tai, hoặc một bệnh lý hệ thống, vd. viêm mạch máu do tự miễn. Thông thường chúng ta khó xác định được nguyên nhân, và thường giả định rằng có một tình trạng nhiễm virus ở vùng tại trong hoặc dây thần kinh sọ số VIII. Điều trị bao gồm sử dụng steroids liều cao (đường toàn thân) ngay 80 E Rối loạn dẫn truyền đường xương 100 Rối loạn dẫn truyền đường khí 120 125 250 500 1000 2000 4000 8000 Tần số (Hz) Hình 4.8 Thính lực đồ đơn âm điển hình của một trường hợp lão thính. khi có chẩn đoán. Liều khởi đầu có thể dùng prednisolone 60 mg/ngày trong vòng một tuần, sau đó giảm liều dần trong vòng 10 ngày tiếp theo, phác đồ này đã được chứng minh giúp làm tăng tỉ lệ tự phục hồi của người bệnh. Nếu bệnh nhân bắt đầu điều trị trễ hơn 24 giờ (từ khi khởi phát triệu chứng) hoặc nếu bị nghe kém mức độ nặng thì khả năng hồi phục sẽ giảm xuống. Chúng ta phải tiến hành thực hiện các xét nghiệm tìm các marker chỉ điểm quá trình viêm, bệnh lý tự miễn và bệnh lý đông máu, cũng như đo thính lực đồ nhiều lần và chụp MRI để loại trừ một sang thương sau ốc tại. Nghe kém do tiếng ồn (noise-induced deafness) Khi chúng ta phơi nhiễm trong môi trường với mức tiếng ổn khoảng 85-90 dB qua một thời gian dài, sẽ làm cho các tế bào lông của ốc tại bị chết đi, và sẽ dẫn đến tình trạng nghe kém tiếp nhận-thần kinh (tần số cao) ở cả hai bên tai, khởi phát thường ở tần số 4000 Hz (Hình 4.9). Các đối tượng dễ mắc phải tình trạng này là những người sử dụng vũ khí (vd. súng) hoặc các máy móc tự động (vd. khoan máy) mà không mang đồ bảo hộ tại đầy đủ, và những người thường xuyên phải nghe nhạc âm lượng cao. Biểu hiện thường gặp là ù tai và nghe kém tiếp nhận hai bên, phát hiện trong độ tuổi trung niên, mặc dù quá trình tổn thương (do tiếng ồn) đã bắt đầu từ những năm đầu tiên khi trưởng thành. Mức nghe (dB) 20 40 40 Nghe Kém ở Người Lớn 25 Các loại thuốc gây độc tế bào thường dùng nhất là Taxol, các thuốc chứa Platinum và bleomycin. Các thuốc khác có liên quan với nghe kém bao gồm nhóm lợi tiểu quai (liều cao), đặc biệt khi bệnh nhân có suy thận kèm theo, và ngộ độc tai (có thể phục hồi được) khi sử dụng các loại thuốc như salicy- lates, quinine hoặc những thuốc kháng sốt rét như chloroquine. 125 250 500 1000 2000 4000 8000 60 60 Mức nghe (dB) 0 10 20 80 E 100 30 Rối loạn dẫn truyền đường xương Rối loạn dẫn truyền đường khí P 40 j-md b O ng h-g ch sh 50 e- u 120 60 125 250 500 1000 2000 4000 8000 Tần số (Hz) 70 Hình 4.9 Thính lực đồ đơn âm cho thấy có khuyết tại tần số 4000 Hz gợi ý một tình trạng tổn thương do tiếng ồn. 80 90 Nghe kém tiếp nhận-thần kinh do di truyền (hereditary sensorineural deafness) Đa số các trường hợp nghe kém tiếp nhận do di truyền đều không nằm trong một hội chứng di truyền cụ thể nào (non-syndromic). Bệnh di truyền có thể theo gene trội hoặc gene lặn. Thường nghe kém hai bên, đôi khi chúng ta cũng gặp nghe kém một bên. Thời điểm khởi phát có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, và dạng thính lực đồ cùng với tốc độ tiến triển khác nhau tùy vào từng trường hợp. Một số bệnh nhân có hình dạng thính lực đồ khá đặc biệt (‘cookie-bite’ pattern), và thính lực đồ loại này có thể gợi ý giúp chúng ta một bệnh lý di truyền. Bệnh Ménière (Ménière\u0027s disease) Bệnh lý này được thảo luận kỹ hơn trong Chương 8, và là một nguyên nhân gây nên nghe kém tiếp nhận. Nghe kém do thuốc (drug-induced deafness) Ngộ độc tai là một nguyên nhân quan trọng gây nghe kém. Các nhóm thuốc chính gây ngộ độc là kháng sinh aminoglycoside và nhóm thuốc gây độc tế bào. Aminoglycosides có thể gây nghe kém tần số cao hoặc điếc nặng. Biến chứng này thường phụ thuộc liều\u0027 và điều quan trọng là cần theo dõi nồng độ thuốc hằng ngày, nhưng điều này cũng không giúp chúng ta phòng ngừa được tai biến này. Trong một số hiểm trường hợp, bệnh nhân có gene di truyền tăng nhạy cảm với aminoglycoside, và gene này di truyền thông qua ty thể từ mẹ. Chúng ta có thể chỉ định làm test di truyền để phát hiện bệnh lý tại gene này. Thông thường chúng ta sử dụng các thuốc này khi bệnh nhân bị bệnh nặng (ảnh hưởng đến tính mạng), do vậy chúng ta vẫn được khuyên tiếp tục sử dụng các loại thuốc kháng sinh này. Những thuốc nhỏ tai có chứa aminoglycosides, vd. Sofradex, Gentisone hoặc thuốc dạng xịt (Otomize) cũng có thể gây nghe kém nếu dùng ở một tai bị thủng nhĩ, đặc biệt khi không có hiện tượng viêm trong tai. Một đợt điều trị nên kéo dài khoảng 7-10 ngày nhằm hạn chế các tai biến của thuốc. \u0027ND: Nghĩa là liều càng cao thì khả năng và mức độ xảy ra tai biến càng tăng *ND Taxol (Paclitaxol) là một thuốc ức chế quá trình phản đối tế bào, dùng trong hóa trị các bệnh lý ung thư 100 110 Tần số (Hertz) Hình 4.10 Thỉnh lực đồ đơn âm cho thấy các phụ âm nằm rải trên các tần số khác nhau trong một vùng có dạng quả chuối, và nếu sức nghe của bệnh nhân rơi ở mức thấp hơn vùng này, họ sẽ gặp khó khăn khi nghe. Hình 4.11 Máy trợ thính đeo sau tai (mini-BTE). (Nguồn: Courtesy of Cubix Ltd. Đã xin phép) 91 2241 Hình 4.12 Máy trợ thính đặt trong tai (in-the-ear) và trong ống tại (in-the-canal) (hình ở giữa). 26 26 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng (a) Chấn thương xương thái dương Chúng ta sẽ nói kỹ hơn trong Chương 21. (b) Các nguyên nhân nằm sau ốc tai (retrocochlear causes) Những sang thương nằm sau ốc tai có thể gây nên một tình trạng nghe kém tiếp nhận-thần kinh, cơ chế có thể do tắc nghẽn nguồn máu đến cấp cho vùng mê nhĩ, hoặc do đè ép trực tiếp lên dây thần kinh số VIII. Ở hố sọ sau và vùng ống tai trong, loại u thường gặp nhất là u dây thần kinh VIII (vestibular schwannoma/acoustic neuroma). Một khối u màng não (ở xương đá) cũng có thể gây nên các triệu chứng tương tự. Các loại u lành tính khác vùng sàn sọ, vd. u cuộn mạch có thể xâm lấn xương thái dương gây nên nghe kém và liệt các dây thần kinh sọ (Chương 6). Các rối loạn tại vùng xử lý tín hiệu thính giác ở trung ương (CAP¹) Các rối loạn này thường được phát hiện ở trẻ em. Trong những năm gần đây, chúng ta phát hiện ngày càng nhiều những bệnh nhân độ tuổi trưởng thành bị mắc những rối loạn này. Họ có ốc tai còn hoạt động và thính lực đồ tương đối bình thường, nhưng họ vẫn gặp khó khăn lúc nghe. Những trường hợp này có thể có một rối loạn nào đó tại trung ương (nơi xử lý các tín hiệu thính giác). Quá trình điều trị bao gồm tham vấn và tổ chức các buổi luyện âm nhằm tăng cường kỹ năng nghe và xử lý thông tin (thính giác). Máy trợ thính, các thiết bị khác và cấy ốc tai điện tử (cochlear implantation) Hình 4.10 cho chúng ta thấy hình ảnh thính lực đồ đơn âm với những phụ âm rơi vào nhiều tần số khác nhau, và sẽ giúp ích khi chúng ta ghi nhận nguyên nhân gây nghe kém cho bệnh nhân, và cân nhắc xem bệnh nhân có cần sử dụng máy trợ thính hay không. Giọng đàm thoại (nói chuyện) có cường độ khoảng 60 dB, nhưng các phụ âm thường có cường độ nhỏ hơn, và tần số cũng cao hơn. Nếu đường biểu diễn thính lực đồ nằm ngang hoặc thấp hơn mức vùng hội thoại (dạng quả chuối) [xem Hình 4.10] thì có thể bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi hiểu lời nói. Các loại máy trợ thính có thể giúp ích trong mọi loại nghe kém. Đối với những tần số trung bình-cao (2000-4000 Hz) mà sức nghe của bệnh nhân xuống khoảng 35 dB hoặc thấp hơn, các thiết bị trợ thính có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng phân biệt lời nói có thể vẫn kém đối với những trường hợp có nghe kém tiếp nhận-thần kinh mức độ nặng dù âm thanh đã được khuếch đại đầy đủ. Những giới hạn này làm giảm lợi ích của những máy trợ thính (loại thông thường) trong một số trường hợp. Hiện nay có nhiều loại máy trợ thính sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Người ta sử dụng nhiều thuật toán xử lý khác nhau nhằm đem lại lợi Hình 4.13 (a) Bắt vít vào xương; (b) sau đó gắn máy trợ thính vào. ích tối đa cho người dùng. Những máy trợ thính hiện đại có thể nắn theo khuôn của vành tai từng người cụ thể (và sẽ hữu dụng khi bệnh nhân bị nhiễm trùng tai và những trường hợp chỉ cần khuếch đại âm thanh tần số cao). Những máy sau này còn có thêm chế độ ‘teleloop”, có thể hữu ích khi bệnh nhân đi nghe hòa nhạc, nghe diễn thuyết, giảng bài và xem TV. Có nhiều loại thiết bị khác nhau, và có nhiều vị trí đặt khác nhau. Chúng ta có thể đặt sau tai, đặt trên tại (Hình 4.11), đặt trong tai, đặt trong ống tai (Hình 4.12) và đặt hoàn toàn trong ống tai. Những thiết bị trợ thính truyền âm qua xương sẽ truyền âm thông qua một thiết bị làm rung xương đặt trên xương chũm. Những loại máy này phù hợp với những trường hợp chỉ có nghe kém dẫn truyền hoặc chỉ có nghe kém tiếp nhận mức độ trung bình, và khi máy trợ thính (loại thông thường) không thích hợp để đặt vào ống tai. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phẫu thuật để sử dụng các thiết bị hỗ trợ nghe điện tử cho bệnh nhân. BAHA (bone-anchored hearing aid system) là một hệ thống sử dụng một miếng titanium khoan bắt vào xương chũm, và có một miếng đệm đính một mặt vào miếng titanium và mặt kia nằm ở ngoài da. Sau đó người ta đặt một bộ vi xử lý để chuyển (rung động) âm thanh từ ngoài vào miếng titanium. Miếng implant này sẽ làm rung hộp sọ và truyền xung động tới ốc tai (Hình 4.13). Cấy ốc tai điện tử là một biện pháp can thiệp ngoại khoa nhằm đặt các điện cực trong ốc tai để kích thích trực tiếp (các) dây thần kinh thính giác. Chúng ta có thể tiến hành cấy ốc tai đối với những trường hợp nghe kém hai bên mức độ nặng hoặc điếc sâu, và không cải thiện gì khi sử dụng máy trợ thính. Tuy nhiên, bệnh nhân phải có ốc tai và các dây thần kinh thính giác bình thường, như vậy chúng ta mới có thể kích thích được. Tài liệu đọc thêm Graham J, Baguley D (eds). Ballantyne\u0027s Deafness, 7th edn, Wiley-Blackwell, London, 2009. Ludman H, Wright T (eds). Diseases of the Ear, 6th edn, Arnold-Hodder, London, 1997. Sataloff J, Sataloff RT (eds). Hearing Loss, 4th edn, Informa Healthcare, New York, 2005. \u0027Central auditory processing disorders (CAP) *ND. Đây là một hệ thống cho phép âm thanh từ microphone được truyền trực tiếp đến máy trợ thính (thông qua một thiết bị gọi là teleron. Điều này cho phép những đôi tượng dùng máy trợ thính có thể tận hưởng trọn vẹn hơn những hoạt động và hội thảo, nghe hòa nhạc, nghe diễn thuyết mà không bị ảnh hưởng bởi âm thanh tu bên ngoài môi trường. ND: BAHA SẼ Huyền âm thanh trực tiếp qua đường xương vào tới tại trong không cần đi qua hệ thống tại ngoại và tại giữa

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Khám tai mũi họng
  • Đau tai
  • Chảy dịch tai
  • Nghe kém người lớn
  • nghe kém ở trẻ em
  • ù tai
  • chóng mặt
  • liệt mặt
  • đau vùng mặt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    ERYTHROPOIETIN

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tư vấn khách hàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Khám lâm sàng
    Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong y khoa
    2226
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space