Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tình huống minh họa

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

2.1.1    Thông tin
Bệnh nhân nữ 52 tuổi đến phòng khám vì sưng vùng chân và mặt. Triệu chứng sưng chân hai bên và sưng vùng mặt được phát hiện tình cờ trong vài ngày gần đây, không kèm theo dấu hiệu khó chịu nào khác. Tiền căn bệnh lý có ghi nhận chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2 cách đây 5 năm, hiện đang điều trị với Metformin 500mg, mỗi ngày 2 viên. Nước tiểu ngày khám bệnh được ghi nhận có màu vàng trong. Huyết áp đo tại phòng khám ghi nhận 150/90mmHg. Khám ghi nhận có phù mềm ấn lõm vùng thấp của chân hai bên, phù mềm vùng mặt với mất nếp má mũi. Khám các cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường. Cận lâm sàng ghi nhận: Glucose máu (trước ăn): 8,5mmol/l. Creatinin máu: 1,5mg/dl. Tổng phân tích nước tiểu: protein 2+, glucose 2+.
2.1.2    Câu hỏi gợi ý tình huống:
•    Chẩn đoán nào phù hợp nhất?
•    Lựa chọn thuốc hạ điều trị phù?
2.1.3    Trả lời tình huống
Với các thông tin phù đều 2 chân, phù mặt phối hợp, huyết áp cao giúp gợi ý bệnh cảnh của phù toàn thân. Với thể phù toàn thân thì có 4 nhóm bệnh lý thường gặp: tim, gan, thận và khác. Trên bệnh nhân này có các dấu chứng gợi ý bệnh lý cầu thận như: phù toàn thân, creatinine tăng cao, tiểu đạm, cao huyết áp, ước lượng độ lọc cầu thận vào khoảng 40 ml/phút theo công thức Cockcroft Gault (với cân nặng là 60 kg). Vậy có thể hướng đến chẩn đoán bệnh thận mạn. Bệnh cảnh phối hợp là đái tháo đường type II không được điều trị ổn với đường huyết tăng cao và đường niệu dương tính. Chẩn đoán phù hợp nhất cho tình trạng phù chân là phù toàn thân trong bệnh cảnh bệnh lý cầu thận, theo dõi biến chứng mãn của bệnh lý đái tháo đường type 2.

Điều trị tình trạng phù có thể dùng thuốc lợi tiểu (phù hợp với bệnh thận, bệnh tăng huyết áp). Do ở bệnh nhân có bệnh thận do đái tháo đường, tăng huyết áp như vậy có thể phối hợp thêm thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitor) hoặc ức chế thụ thể (ARB) là lựa chọn tối ưu nhằm làm giảm đạm niệu. 
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Phù Chân_K07
  • Mục tiêu
  • Tình huống minh họa
  • Tổng quan
  • Nguyên nhân của phù chân
  • Tiếp cận chẩn đoán
  • Yếu tố thúc đẩy và làm phù chân nặng lên
  • Yếu tố làm giảm phù chân
  • Khám thực thể
  • Cận lâm sàng
  • Phương pháp điều trị
  • Tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Lợi ích (Benefit)

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    phác đồ điều trị trầm cảm - tâm lý y học - bệnh tâm thần

    phác đồ BV Tâm Thần - TP HCM.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    ESTROGEN LIÊN HỢP

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CEFOTAXIM
    Yếu tố nguy cơ của hạ đường huyết
    BBBPKMS thông báo vv điều động nhân sự hỗ trợ công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 từ ngày 10/12/2021 đến ngày 11/12/2021

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space