Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


chóng mặt

(Tham khảo chính: Nguyễn Thị Ngọc Dung )

CHƯƠNG 8 Chóng Mặt và Mất Thăng Bằng Harold Ludman King\u0027s College Hospital and National Hospital for Neurology and Neurosurgery, London, UK TỔNG QUAN Chóng mặt thường do sự rối loạn của vùng tiền đình và cũng là hậu quả của: • Các bệnh lý tại mê nhĩ như: bệnh Menière, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) và suy tiền đình cấp tính. • Sự lan rộng bệnh tích đến từ viêm nhiễm tai giữa vào mê nhĩ. • Bệnh lý tại thân não hay tiểu não. • Các tình trạng bệnh toàn thân nói chung, gây ảnh hưởng đến hệ tiền đình. Theo định nghĩa, chóng mặt là tình trạng ảo giác về sự chuyển động của chính bệnh nhân hoặc của mọi vật xung quanh. Nguồn gốc của từ “chóng mặt” muốn nói đến cảm giác chuyển động xoay tròn, tuy nhiên cần được áp dụng cho bất kỳ hướng chuyển động nào. Mất thăng bằng luôn đi kèm với chóng mặt, nhưng triệu chứng này không phải lúc nào cũng do chóng mặt gây ra và cũng không đồng nghĩa với chóng mặt. Mất thăng bằng có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau mà không do chóng mặt gây ra. ° Việc duy trì thăng bằng thường cần có các yếu tố sau: Thông tin cảm giác chính xác từ mắt, từ các thụ thể nhận cảm cơ xương của cơ thể, từ mê nhĩ tiền đình với sự tổng hợp các thông tin này diễn ra trong não. • Khả năng kiểm soát thần kinh vận động từ hệ thần kinh trung ương và hệ cơ-xương phải còn nguyên vẹn (nghĩa là khớp và cơ bình thường) (Hình 8.1). Khi có khiếm khuyết bất kỳ thành phần nào kể trên đều sẽ ảnh hưởng đến thăng bằng – có thể kèm theo tình trạng chóng mặt hoặc không. Chóng mặt xảy ra khi không có sự tương đồng thông tin giữa hệ thống tiền đình và các giác quan khác, hay khi có bệnh lý ở hệ thống phối hợp ở trung tâm não bộ không liên kết một cách chính xác những chuyển động của cơ thể với tín hiệu thần kinh của hệ tiền đình. Chóng mặt luôn luôn là triệu chứng của rối loạn tiền đình. Những rối loạn này có thể ở mê nhĩ (ngoại biên) hay trong quá trình liên kết thông tin bên trong não (trung ương). Khi bệnh nặng, chóng mặt thường kèm theo buồn nôn và nôn. Chóng mặt là do: (a) các rối loạn tiền đình ngoại biên\u0027 (mê nhĩ); (b) các nhiễm trùng tại giữa lan vào mê nhĩ; (c) các bệnh tiền đình trung ương như là: bệnh xơ cứng rải rác, do các loại u, do nhồi máu; (d) sang chấn bên ngoài lên hệ tiền đình như chấn thương, thuốc, giảm oxygen máu, thiếu máu, hạ đường huyết, hạ huyết áp hay nhiễm virus (Ghi chú 8.1). Kiến Thức Cơ Bản TẠI MŨI HỌNG, Ấn bản lẫn 6, Biên tập bởi Harold Luman \u0026 Patrick J. Bradley 0 2013 Johny Wiley \u0026 Sons, Ltd. SDmedia và CIPPS phát hành năm 2014. Ghi chú 8.1 Các nguồn gốc của chóng mặt • Ngoại biên (mê nhĩ) • Trung ương: trong não (thân não, tiểu não hoặc các cấu trúc nằm cao hơn trong não) Những rối loạn tiền đình ngoại biên (mê nhĩ) thường gặp nhất gồm bệnh Menière và các biến thể của ứ nội dịch, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, suy tiền đình cấp tính và các rối loạn của mạch máu (Ghi chú 8.2). Ghi chú 8.2 Các rối loạn ngoại biên (mê nhĩ) • Bệnh Menière (Menière\u0027s disease) • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV: Benign paroxysmal positional vertigo) • Suy tiến đình cấp tỉnh (Sudden vestibular failure) Bệnh Menière (ứ nội dịch vô căn) Đây là tình trạng rối loạn điều hòa của nội dịch, đi kèm với sự phình giãn các khoang nội dịch của mê nhĩ màng” (Hình 8.2). Sự giãn rộng này, hay còn gọi là tình trạng ứ nội dịch, có thể do các rối loạn từ mê nhĩ xương, nhưng trong bệnh Menière’s thì tình trạng ứ nội dịch này là vô căn. Bệnh thường chỉ ảnh hưởng lên một tai, thường khởi phát nhiều nhất ở tuổi 30-60. Bệnh điển hình với các cơn chóng mặt kịch phát nặng, thường có cảm giác xoay tròn, kèm theo là nghe kém và ù tai. Những đợt kịch phát xuất hiện xen kẽ với các giai đoạn không có triệu chứng, thăng bằng không bị ảnh hưởng trong trường hợp này. Mỗi cơn kéo dài khoảng vài giờ, hiếm khi ít hơn 10 phút hay nhiều hơn 12 giờ (Ghi chú 8.3), và kèm theo tình trạng kiệt sức, buồn nôn và nôn. Cảm giác đẩy tai, tăng hay thay đổi tính chất của ù tai, đau vùng cổ hay nghe kém tăng lên thường báo hiệu một cơn mới. Nghe kém kèm theo là dạng nghe kém tiếp nhận và độ nặng của bệnh thường khác nhau rất nhiều. Bệnh nhân nghe kém sẽ nghe lời nói, tiếng nhạc bị vặn vẹo, và khi nghe tiếng ồn thì cảm thấy rất khó chịu. Ghi chú 8.3 Thời gian kéo dài của chóng mặt Bệnh Menières vài giờ - Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: chỉ vài giây • Suy tiền đình cấp tính: vài ngày ND tiền định ngoại biên bao gồm ba ông bản khuyên, soạn nặng và câu nàng tiên định trung ương gồm các thanh phận thuộc hệ thần kinh trung ương chi phối sự thăng bằng và định hưởng không gian nằm trong nào IND Mê nhĩ hay còn gọi là mè đạo có hai phần mê thì xương chưa ngoan dịch và mô nhi mang chứa nội dịch cả hai đều bao gồm ba phần các ông bạn khuyen nên vội tại 44 Mát Các khớp Chóng Mặt và Mất Thăng Bằng Mé dao Não 45 Hình 8.1 Các thành phần vận động và cảm giác của sự thăng bằng. Bệnh Menière\u0027s - Vịnh trung tâm ốc tai bị giãn rộng Hình 8.2 Bệnh Menière\u0027s: Vịnh trung tâm trong ốc tai bị giãn rộng. Nghe kém có thể xuất hiện trước khi có cơn chóng mặt đầu tiên, cũng có trường hợp cả hai triệu chứng này biểu hiện cùng lúc. Nhiều khi bệnh nhân quá chóng mặt mà không quan tâm đến tình trạng nghe kém của mình. Khi bệnh thuyên giảm, thính lực của bệnh nhân có cải thiện, nhưng về lâu dài sẽ bị tổn thương vĩnh viễn. Ù tai là cảm giác nghe âm giống tiếng gầm, cường độ thấp và nặng lên khi thính lực bị mất gần như hoàn toàn. Ít nhất 20%-30% bệnh nhân bị cả hai tai. Tần suất bệnh cả hai tai cùng với vấn đề điều trị thay đổi rất nhiều trong các báo cáo ở những trung tâm khác nhau, với mục đích điều trị thì nghe kém có xu hướng gây lo lắng nhiều hơn so với chóng mặt. Một biến thể khác được biết đến là dịch tiền đình gây ra các cơn chóng mặt từng đợt mà không gây ra bất kỳ triệu chứng về thính giác. Một dạng khác của bệnh Menière’s là ứ dịch ốc tai, đây là nguyên nhân thường gặp nhất của nghe kém dao động (tức là nghe kém thay đổi theo thời gian) có triệu chứng ù tai và méo tiếng, nhưng không có chóng mặt. Thể bệnh này thường có thể bị chẩn đoán nhầm với tắc vòi nhĩ. Tương tự, chóng mặt tiền đình có thể thứ phát sau mất thính lực ốc tai hoàn toàn do nguyên nhân bất kỳ. Tác giả ghi nhận triệu chứng chóng mặt thường xuất hiện sau nhiều năm nghe kém, sau khi bị nhiễm virus quai bị hoặc chấn thương đầu. Điều trị bệnh Menière’s Tùy điều kiện y tế sẵn có mà có thể lựa chọn các loại thuốc để điều trị bệnh, gồm các thuốc đồng vận của histamine như Betahistine (Serc), Cơ bám xương thuốc này thường được dùng ở Vương quốc Anh như lựa chọn đầu tay (nhưng không phải ở Hoa Kỳ do hiệp hội FDA\u0027 cho rằng chưa có bằng chứng đầy đủ về độ sinh khả dụng của thuốc), các thuốc giãn mạch như nicotinic acid (dùng với liều đủ gây đỏ mặt), lợi tiểu kết hợp với bữa ăn hạn chế muối và corticosteroids. Khi dùng những thuốc này thường cần kết hợp thêm với thuốc chống chóng mặt như là điều trị nâng đỡ cho bệnh nhân. Việc dùng nhiều loại thuốc bao vây để điều trị bệnh cho thấy chúng ta hiện nay vẫn chưa biết chắc về nguyên nhân thực sự gây ra bệnh này. Ta nên xem xét đến chỉ định can thiệp phẫu thuật nếu như thuốc không kiểm soát tốt triệu chứng. Các thủ thuật ngoại khoa bảo tồn có mục đích bảo vệ thính lực cho bệnh nhân, bao gồm giảm áp túi nội dịch (có thể kèm dẫn lưu hoặc không) và cắt chọn lọc nhánh tiền đình của thần kinh tiền đình ốc tại (cắt bỏ thần kinh tiền đình). Cắt bỏ mê nhĩ, tức là phá hủy toàn bộ mê nhĩ màng, gần như chắc chắn sẽ làm giảm triệu chứng chóng mặt nhưng bù lại bệnh nhân sẽ bị mất thính lực hoàn toàn bên tai đó. Phương pháp này thường có thể chấp nhận được nếu thính lực của tai bệnh chỉ còn nghe được tiếng rời rạc, không rõ âm thanh kèm theo cảm giác đau đớn khi nghe trong khi tai bên kia bình thường, mặc dù có nguy cơ là bệnh đã phát triển sang tai đối diện. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính là nguyên nhân gây chóng mặt thường gặp nhất (Ghi chú 8.4). Tình trạng này khởi phát do sự dịch chuyển tư thế của đầu (Hình 8.3), thường là lúc bệnh nhân xoay đầu sang một bên khi trở mình trên giường hoặc khi nhìn lên trên. Mỗi cơn thường dữ dội nhưng chỉ kéo dài vài giây, và chỉ xảy ra khi đấu xoay vào những tư thế khởi phát bệnh. Không có triệu chứng về thính giác. Các giai đoạn bệnh thường thuyên giảm và biến mất trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, nhưng thường bị tái phát. Rối loạn này do sự bóc tách của sỏi tai (các tinh thể calcium carbon- ate) từ cơ quan sỏi tai ở soan nang. Các sỏi tai này rơi vào ống bán khuyên sau và vặn theo đài tai khi xoay đầu về các tư thế khởi phát triệu chứng chóng mặt. Mê đạo hai bên đều có thể bị ảnh hưởng. Nguyên nhân có thể là cơ học (vd. tổn thương đầu), nhiễm virus hoặc thoái hóa theo tuổi. Thường thì không có nguyên nhân nào rõ ràng. \u0027FDA (Food and Drug Administration) – Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ và thúc đẩy phát triển sức khỏe cộng đồng thông qua các quy định và giám sát an toàn thực phẩm, quá trình sản phẩm thuộc là sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, dược phẩm. *ND: vd, các nhóm thuốc benzodiazepine, thuốc đóng văn Calcium 46 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng Hình 8.3 Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. . Ghi chú 8.4 Đặc điểm của BPPV Đặc điểm rung giật nhãn cầu trong BPPV khi làm nghiệm pháp tư thế: • Rung giật nhãn cầu kiểu xoay tròn hướng về tai nằm dưới • Giai đoạn tiềm ẩn kéo dài vài giây trước khi khởi phát • Thuyên giảm sau 5-20 giây với thời gian giảm đi dần khi lặp lại thử nghiệm • Không thay đổi hướng khi làm thử nghiệm Điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính Hầu hết ta chỉ cần trấn an và không cho bệnh nhân xoay đầu về các tư thế khởi phát bệnh cho đến khi hồi phục. Thuốc không có tác dụng trong trường hợp này. Các động tác chỉnh tư thể có vẻ có hiệu quả trong điều trị bệnh, chỉnh tư thế tức là chỉnh lại vị trí đầu theo một chuỗi tư thế chính xác, mục đích là giúp cho các sỏi tai lạc chỗ khỏi ống bán khuyên sau đi trở về tiền đình. Các thủ thuật này được thực hiện tốt nhất bởi những người có kinh nghiệm về thính học hay tai-thần kinh. Một số bệnh nhân có thể giảm với các bài tập tạo ra chóng mặt có chủ đích, nhằm luyện tập não phản ứng bù trừ với kích thích bất thường ở vùng tiền đình, nhưng chỉ một ít người ủng hộ trải nghiệm không thoải mái này. Chẩn đoán dựa vào khai thác tiền căn khởi phát bệnh do sự di chuyển của đầu vào các tư thế gây bệnh và thời gian kéo dài của cơn chóng mặt thường rất ngắn, dù đầu vẫn ở tư thế gây bệnh hay không. Nếu bệnh nhân bị các cơn chóng mặt tấn công liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần, họ thường tưởng nhầm rằng đó là một cơn chóng mặt kéo dài. Điều trị phẫu thuật, thường chỉ được chỉ định trong những trường hợp chóng mặt nhiều, kéo dài nhưng hiếm khi dùng đến phương pháp này, điều trị phẫu thuật bao gồm cắt dây thần kinh chi phối bóng ống-bán-khuyên-sau (cắt bỏ dây thần kinh đơn) sẽ làm suy chức năng của ống-bán-khuyên-sau, hoặc làm tắc lòng của ống-bán-khuyen-sau. Suy tiền đình cấp tính (Sudden vestibular failure) Suy tiền đình cấp tính (Hình 8.4) xảy ra khi có một mê nhĩ ngoại biển đột ngột ngưng hoạt động. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này – chấn thương đầu, nhiễm virus, tắc động mạch tận nuôi mê nhĩ, bệnh xơ cứng rải rác, bệnh thần kinh do đái tháo đường hoặc viêm thân não. Thỉnh thoảng, rối loạn này bị nhầm với viêm thần kinh tiến đình, hay “viêm mê nhĩ”. Tốt nhất nên tránh chẩn đoán nhầm rối loạn này. Triệu chứng của bệnh gồm chóng mặt đột ngột kèm mệt lả, buồn nôn và nôn ói. Bệnh này không có các triệu chứng về thính giác, triệu chứng chóng mặt thường kéo dài, sau đó dần dần cải thiện trong vài ngày hay vài tuần. Di chuyển đầu làm chóng mặt nặng thêm, nhưng sau vài ngày triệu chứng này sẽ hết trừ khi bệnh nhân vẫn di chuyển đầu. Bệnh nhân từ từ lấy lại thăng bằng, do đó, vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 sau khi khởi phát bệnh, họ có thể đi không vững quanh phòng, thường phải nắm một vật gì đó để hỗ trợ di chuyển. Vào cuối ngày 10, bệnh nhân có thể đi mà không cần hỗ trợ. Sau 3 tuần dáng đi có thể trở về bình thường, nhưng bệnh nhân vẫn cảm giác không an toàn khi đi lại, đặc biệt là trong bóng tối hoặc khi cảm thấy mệt. Giai đoạn hồi phục thường chậm hơn và ít khi hội phục hoàn toàn ở người lớn. Giai đoạn này phụ thuộc vào những thay đổi bù trừ bên trong não, và khi có bất kỳ nguyên nhân nào làm tình trạng bù trừ này bị phá vỡ, bệnh nhân có thể bị mất thăng bằng tạm thời, nguyên nhân gây ra mất bù có thể là các khiếm khuyết ở hệ cảm giác khác của cơ thể, mệt mỏi, mắc các bệnh khác kèm theo, các loại thuốc đang dùng và thoái hóa vỏ não ở tuổi già. Đau nửa đầu (Migraine) Đau nửa đầu Migraine là nguyên nhân gây chóng mặt do mạch máu thường gặp nhất, rối loạn này có thể có những triệu chứng khó phân biệt được với chóng mặt. Đau nửa đầu vùng nhân nền, ảnh hưởng chủ yếu ở nữ thanh niên, cũng tương tự như vậy nhưng có thể được báo trước bằng các triệu chứng của động-mạch-não-sau biểu hiện bằng tình trạng rối loạn thị giác, có thể có chứng loạn vận ngôn và cảm giác tê tay chân kèm theo. Tổn thương đầu nên được đặc biệt lưu ý trong rối loạn này. Sau khi bị sang chấn vùng đầu, bệnh nhân thường bị chóng mặt và có thể kèm theo BPPV. Đối với bệnh dò ngoại dịch, ngoại dịch rỉ từ tiến đình vào tai giữa, bệnh nhân cần được chuyển đến khoa Tại để chẩn đoán và điều trị thích hợp. Đánh giá và chẩn đoán Trước tiên cần xác định triệu chứng chóng mặt có thật sự xuất phát từ tiền đình hay không, tiếp đến, xác định xem có bất kỳ nguyên nhân toàn thân hay rối loạn nào ngoài tiền đình ngoại biên cần xem xét khẩn cấp không – vd. như bệnh gây phá hủy tai giữa (vd. viêm tại xương chũm mạn tính có cholesteatoma), hay nghi ngờ có sự bất thường của tiền đình trung ương. Hình 8.4 Suy tiến đình đột ngột. IND: Phản ứng bị trư của não khi tập luyện, nào quen dần với các kích thích gãy chong mặt của vùng tiến đình, dần về sau, nào sẽ đáp ứng kém nhạy với các bất thường này từ đó làm giảm triệu chứng chóng mặt, đây là phản ứng bu trữ của nào. “ND: thần kinh đơn là nhanh của thần kinh bong sau nằm sát với lỗ bầu dù chi phối họ ông bán-khuyên sau, khi cắt dây thần kinh này sẽ làm suy chức năng ông bạn khu yên-sau, từ đó làm giảm triệu chứng chóng mặt Bảy tại thương nhi Ráy tại thương nhi Cholesteatoma túi có lõm Hướng của rung giật nhẫn cầu Chóng Mặt và Mất Thăng Bằng 47 Ráy tai thương nhĩ có thể làm che khuất cholesteatoma Hình 8.5 Ráy tai tại thượng nhĩ có thể che khuất cholesteatoma. Quan trọng trong việc khai thác bệnh sử là phải xác định chắc chắn bệnh nhân đang than phiền về cảm giác chuyển động. Việc xác định khoảng thời gian kéo dài của triệu chứng chóng mặt có tầm quan trọng bậc nhất (Ghi chú 8.3), nhưng không phải lúc nào cũng khai thác được dễ dàng và không đáng tin cậy. Khám lâm sàng nên đánh giá luôn về hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Thăm khám tại cẩn thận là cách duy nhất để nhận biết bệnh lý gây phá hủy cấu trúc tại giữa do cholesteatoma. Ta chỉ có thể loại trừ bệnh lý tai giữa một cách chắc chắn khi thấy màng nhĩ hai bên bình thường. Ráy tai nằm trên màng chùng rất dễ gây nhầm lẫn, nhất là khi nó che khuất cholesteatoma thượng nhĩ (Hình 8.5). Nếu vẫn còn nghi ngờ, nên chuyển qua khám tại dưới kính hiển vi và dưới gây mê nếu cần thiết. Rung giật nhãn cầu tự phát\u0027 luôn là dấu hiệu của bệnh lý thuộc về tiền đình và được đặt tên theo hướng đánh nhanh của mắt. Mức độ của rung giật nhãn cầu được quy ước như sau: rung giật nhãn cầu xuất hiện với pha nhanh cùng chiều liếc của mắt (độ 1); xuất hiện khi mắt nhìn thẳng (độ 2); hay có pha nhanh ở mọi hướng (độ 3). Để đánh giá, ta cần khám mắt dưới nguồn sáng đầy đủ. Kiểm tra kỹ tất cả các hướng nhìn của mắt – nhưng mắt không được liếc ngoài quá 30° so với đường giữa – nghĩa là rìa của mống mắt chỉ chạm đến cục lệ. Các dấu hiệu đặc trưng sau đây của rung giật nhãn cầu báo hiệu một nguyên nhân trung ương bên trong não, bao gồm: (a) rung giật nhãn cầu kéo dài nhiều hơn vài tuần; (b) thay đổi hướng đánh (được xác định theo chiều của pha nhanh) hoặc là theo thời gian hoặc là theo hướng nhìn của mắt; (c) mắt đánh nhiều hướng không chỉ ở phương ngang (hay dọc); (d) xuất hiện kiểu giật khác nhau ở hai mắt (mất điều hòa - ataxic). Khám lâm sàng tư thế và dáng đi của bệnh nhân thông qua việc quan sát bệnh nhân đứng trên cả hai chân rồi một chân với mắt nhắm và đi bộ trên một đường thẳng gót chân này đụng mũi chân kia. Nghiệm pháp tư thế Nghiệm pháp tư thế đơn giản là nghiệm pháp cần thiết trong chẩn đoán bệnh BPPV. Nghiệm pháp này được thực hiện như sau: bệnh nhân ngồi trên giường cứng, đầu hướng về phía người khám, hai mắt vẫn mở và nhìn vào trán của người khám. Người khám giữ đầu bệnh nhân, rồi nhanh chóng đỡ cho đầu nằm xuống trong tư thế nằm ngửa, thấp hơn mặt phẳng ngang của giường 30° (Hình 8.6). Bệnh nhân được giữ ở tư thế đó trong ít nhất 30 giây, trong thời gian đó, người khám quan sát rung giật nhãn cầu. Nghiệm pháp này được lặp lại với Hình 8.6 Nghiệm pháp tư thế. đầu quay qua hướng đối bên. Rung giật nhãn cầu xuất hiện khi thực hiện nghiệm pháp này luôn luôn là bất thường. Nghiệm pháp này luôn có thể chẩn đoán bệnh BPPV, nhưng ngoài ra trong một số ít trường hợp có thể gợi ý một sang thương tiền đình nào đó nằm ở vùng hố sọ sau. Trong BPPV, rung giật nhãn cầu lúc nào cũng đặc trưng với: (a) chuyển động xoay tròn, động mắt nhanh hướng về tai thấp hơn khi đầu nghiêng; (b) có giai đoạn tiềm ẩn vài giây trước khi khởi phát; (c) giảm đi sau 5-20 giây khi giữ ở tư thế đang kích thích và yếu dần khi lặp lại nghiệm pháp; (d) kèm theo chóng mặt nặng; (e) không thay đổi hướng trong suốt quá trình thực hiện nghiệm pháp. Nếu thiếu bất kỳ đặc điểm nào kể trên cũng gợi ý một nguyên nhân trung ương nghiêm trọng hơn và đòi hỏi phải khảo sát chi tiết hơn bằng MRI. Các xét nghiệm thuộc tại-thần kinh nhằm khảo sát chức năng tiền đình – có nhiều xét nghiệm để đánh giá toàn diện. Bắt đầu với việc đánh giá chi tiết chức năng thính giác, bằng thính lực đồ đơn âm trong phòng cách âm (Hình 8.7), và bao gồm việc ghi lại đáp ứng của thân não với kích thích thính giác, cách làm này có giá trị trong việc nhận ra các dạng nghe kém sau ốc tai mà có thể nguyên nhân do các u tế bào Schwann tiền đình. Hình 8.7 Đo thính lực đồ trong phòng cách âm. \u0027ND. Một loại rung giật nhãn cầu được mô tả có hai pha pha nhanh và pha chậm, chiều của rung giật nhãn cầu được quy ước theo chiều của pha nhanh. *ND: Rung giật nhãn cầu sinh lý bình thường xuất hiện khi mắt liếc ngoài qua 30 sO VỚI đường giữa, nên khi khám không để mắt bệnh nhân liếc ngoài quá 30% để quan sát rung giật nhãn cầu bệnh lý 48 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng Phải Rung giật nhãn cầu Pha đánh nhanh Pha đánh chậm kiểu lò xo đánh sang trái 1 Rung giật nhãn cầu kiểu lò xo đánh sang phải Hướng nhìn của mát Trái 10 20 30 giây Thời gian EQUITEST Hình 8.8 Rung giật nhãn cầu do nhiệt. Các hình sóng đánh lên biểu hiện pha nhanh của rung giật nhãn cầu. Chức năng tiền đình được đánh giá bằng nhiều nghiệm pháp bao gồm: nghiệm pháp nhiệt Fitzgerald-Hallpike, trong đó mỗi ống-bán-khuyên-bên được kích thích bằng cách bơm nước vào tai ở nhiệt độ trên và dưới nhiệt độ cơ thể (30°C và 44°C). Nghiệm pháp nước lạnh có thể ứng dụng cho trường hợp nghi ngờ mê nhĩ đã bị mất chức năng. Nghiệm pháp ghế quay, tức là cả cơ thể của bệnh nhân được xoay trên một chiếc ghế được thiết kế đặc biệt, tại biến gia tốc góc gây ra rung giật nhãn cầu, quá trình này được ghi lại bằng điện động mắt đồ (Hình 8.8). Những nghiệm pháp trên giúp chẩn đoán cả rung giật nhãn cầu tự phát và mắc phải (Ghi chú 8.5). Nghiệm pháp đánh giá tư thế (Hình 8.9) giúp đánh giá tư thế của cơ thể khi bị tác động bởi những kích thích bên ngoài khác nhau. Ghi chú 8.5 Những đặc điểm của rung giật nhãn cầu trung ương Rung giật nhãn cầu nguyên phát trung ương được tóm tắt như sau: • Kéo dài trong vài tuần • Thay đổi hướng (của pha nhanh) theo thời gian hay hướng nhìn của måt • Có chiều khác với chiều ngang • Mất điều hòa sự đánh của mắt Hình 8.9 Dụng cụ đánh giá tư thế (posturography equipment). Điều trị triệu chứng của chóng mặt Các triệu chứng có thể thuyên giảm với các thuốc an thần như prochlorperazine, cinnarizine hay các loại thuốc kháng histamine khác. Diazepam cũng có tác dụng làm giảm triệu chứng. Đối với những cơn chóng mặt nhiều như sau suy tiền đình, dù là do nguyên nhân nào, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi tại giường hoàn toàn trong tư thế nằm nghiêng là có thể làm giảm triệu chứng. Có thể cho thuốc đường tiêm bắp hoặc nhét hậu môn. Khi bệnh đã qua giai đoạn cấp, tiếp tục dùng thuốc an thần với liều thấp trong vài tuần hay vài tháng. Nếu ta nghĩ nhiều nguyên nhân do suy tiền đình hơn là do kích thích hệ tiền đình, thì nên lưu ý rằng khi dùng các loại thuốc an thần tác động lên vùng tiền đình có thể sẽ làm triệu chứng nặng nề hơn. Tình trạng này thường xảy ra khi có những thay đổi do lão hóa ở người lớn tuổi, trong bệnh Menière (hai bên), hay sau tổn thương do thuốc ngộ độc tại. Các bài tập quay đầu và mắt theo từng cấp độ, được thiết kế để tăng nhanh phản ứng bù trừ trung ương có thể giúp ích cho bệnh nhân. Những bài tập dành cho đầu này nên được hướng dẫn và giám sát bởi những nhà vật lý trị liệu đã qua huấn luyện đặc biệt. Các điều trị khác gồm điều trị trực tiếp các nguyên nhân cụ thể, như phẫu thuật thám sát được thực hiện khi ta nghi ngờ có hiện tượng ăn mòn của cholesteatoma vào cấu trúc tại giữa. Tài liệu đọc thêm Ludman H, Wright T (eds) Diseases of the Ear. 6th edn. Arnold-Hodder, London, 1998. Luxon LM (ed.) Textbook of Audiological Medicine. Taylor \u0026 Francis, London, 2003. http://www.menieres.org.uk/

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Khám tai mũi họng
  • Đau tai
  • Chảy dịch tai
  • Nghe kém người lớn
  • nghe kém ở trẻ em
  • ù tai
  • chóng mặt
  • liệt mặt
  • đau vùng mặt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Khuyến cáo theo dõi đường huyết mao mạch

    5481/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Yêu/mệt mỏi

    183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thuốc dạng khí dung dùng qua đường hô hấp

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CHĂM SÓC TRƯỚC SINH TRUYỀN THÔNG VÀ TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ TRƯỚC VÀ TRONG KHI MANG THAI
    DANTROLEN NATRI
    báo cáo BS Nguyễn Bá Hợp
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space