Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


nghe kém ở trẻ em

(Tham khảo chính: Nguyễn Thị Ngọc Dung )

CHƯƠNG 5 Nghe Kém ở Trẻ Em Stephen J. Broomfield và Andrew H. Marshall Nottingham University Hospitals, Queen\u0027s Medical Centre Campus, Nottingham, UK . TỔNG QUAN • Nghe kém làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể của trẻ. • Nghe kém ở trẻ có thể do dẫn truyền (thường gặp nhất là bệnh lý tai keo), do tiếp nhận-thần kinh (tần suất gặp khoảng 1/1000, có thể do nhiều nguyên nhân như rối loạn di truyền/ hội chứng di truyền), hoặc cả hai [dẫn truyền + tiếp nhận]. • Ở Vương quốc Anh, mọi trẻ sơ sinh đều được tầm soát về thính lực. Các phép kiểm tra thính lực ở trẻ em có thể chủ quan hoặc khách quan, tùy vào độ tuổi của trẻ. • Phương pháp điều trị có thể là phẫu thuật (đặt ống thông nhĩ, implant trợ thỉnh) hoặc không phẫu thuật (đeo máy trợ thính). • Cấy ốc tại (cochlear implants) đã tạo nên cuộc cách mạng trong điều trị điếc nặng ở trẻ em. Nghe kém ở trẻ em có ảnh hưởng rất rộng: từ sự phát triển ngôn ngữ đến tương tác xã hội, học tập, hành vi, khả năng giữ thăng bằng, và an toàn nói chung. Do đó việc chẩn đoán chính xác và điều trị giảm thính lực rất quan trọng, phụ thuộc sự hợp tác giữa chuyên gia thính lực, bác sĩ Tai-Mũi-Họng, bác sĩ nhi khoa, chuyên gia ngôn ngữ, bác sĩ đa khoa, giáo viên (bao gồm cả giáo viên dạy trẻ nghe kém), và người nhà. Phân loại nghe kém Nghe kém có thể do bẩm sinh (xuất hiện ngay từ lúc mới sinh) hay mắc phải (xuất hiện sau khi sinh). Trong cả hai trường hợp, nghe kém có thể là một bệnh lý đơn lẻ, hoặc chỉ là triệu chứng của một hội chứng thần kinh hay rối loạn phát triển. Nghe kém có thể do dẫn truyền (bất thường trong dẫn truyền âm thanh đến tại trong), do tiếp nhận-thần kinh (do bệnh lý tai trong hoặc đường thần kinh dẫn truyền âm thanh), hoặc cả hai (Hình 5.1). Các nguyên nhân gây nghe kém dẫn truyền thường gặp ở trẻ em được liệt kê trong Bảng 5.1. Đánh giá tình trạng giảm thính lực của trẻ Cũng như các bệnh lý khác, bệnh sử rất quan trọng để giúp chúng ta đánh giá một trẻ bị nghi ngờ giảm thính lực. Đặc biệt cần hỏi về các yếu tố nguy cơ của nghe kém bẩm sinh và mắc phải (Bảng 5.1 và 5.2). Soi tai là thủ thuật quan trọng nhất trong thăm khám, đặc biệt giúp chẩn đoán nghe kém dẫn truyền (xem phần sau). Kiến Thức Cơ Bản TẠI MŨI HỌNG, Ấn bản lần 6, Biên tập bởi Harold Ludman \u0026 Patrick J. Bradley 2013 Johny Wiley \u0026 Sons, Ltd. SDmedia và CIPPS phát hành năm 2014. Bảng 5.1 Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nghe kém ở trẻ em Tai ngoài Tắc nghẽn do mắc phải Teo bẩm sinh Tai giữa Tại keo Bất thường chuỗi xương con Ráy tại Di våt Hội chứng Treacher Collins Hội chứng Goldenhar Bệnh lý dinh liền khớp sọ Cha mẹ hút thuốc lá, có anh chị lớn tuổi hơn, đi nhà trẻ Hội chứng Down Tật hàm ếch Hội chứng Treacher Collins Hội chứng Branchio-oto-renal (dị dạng tai và thận) Hội chứng CHARGE Chấn thương Cholesteatoma U (hiếm) CHARGE: Coloboma (tật khuyết của mắt); Heart defects (bất thường tim bẩm sinh), choanal Atresia (tắc cửa mũi sau), Retardation of growth (chậm phát triển), Genital defects (bất thường cơ quan sinh dục), Ear abnormalities (bất thường tại). Chẩn đoán nghe kém ở trẻ em Tầm soát thính lực ở trẻ mới sinh Ở Vương quốc Anh, khoảng 1/1000 trẻ sơ sinh có tình trạng giảm thính lực từ nặng đến điếc vĩnh viễn. Một nửa những trường hợp này là do bệnh lý di truyền, và khoảng 1/3 trong số đó bị một hội chứng (đã được biết đến) nào đó (Hình 5.2). Được áp dụng từ năm 2005, chương trình tầm soát thính lực trẻ sơ sinh (NHSP) giúp đánh giá sức nghe của trẻ trong thời gian ngắn ngay sau sinh. Có hai kỹ thuật được áp dụng: Đo âm ốc tại (OAEs): Người ta dùng một micro cực nhạy đặt trong ống tai để ghi nhận các âm thanh phát ra từ các tế bào lông ngoài của ốc tai khi cho bệnh nhân nghe một âm thanh nào đó. Phương pháp này thực hiện nhanh và nhân viên y tế khi được huấn luyện bài bản sẽ thực hiện một cách dễ dàng (Hình 5.3). Đo AABR\u0027: Người ta dùng các điện cực bề mặt để đo hoạt động điện của thân não khi đáp ứng với các kích thích âm thanh. Phương pháp này chính xác hơn nhưng tốn nhiều thời gian hơn OAEs. Không cần gây mê để thực hiện nhưng trẻ phải nằm yên, vd. đang ngủ hay đang ăn. Thực hiện AABR khi đo thất bại OAEs hai lần. Những trường hợp nhập khoa săn sóc đặc biệt (SCBU/NICU) phải \u0027ND: automated auditory brainstem response (tạm dịch, “Đo điện thỉnh giác thân nào từ đồng\"). 2ND: special care baby unit/neonatal intensive care unit. 27 28 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng Ngưỡng nghe (dB) 40 40 60 80 [ [ о оо о 100 120 L O O Ngưỡng nghe (dB) 250 500 1000 2000 4000 8000 3000 6000 (a) 20 40 40 X 60 50 60 80 100 120 Δ ☑ × 250 500 1000 2000 4000 8000 3000 6000 (b) Hình 5.1 Thính lực đồ cho thấy (a) nghe kém dẫn truyền và (b) nghe kém thần kinh. Chú thích: Tai phải: o – dẫn truyền không khí, [ – dẫn truyền qua xương (đã làm ù). Tai trái: X – dẫn truyền không khí, A – dẫn truyền qua xương (chưa làm ủ). - Bảng 5.2 Các yếu tố nguy cơ gây nghe kém tiếp nhận ở trẻ sơ sinh. Giai đoạn trước sinh Giai đoạn chu sinh Giai đoạn sau sinh Tiền căn gia đình Mẹ có sử dụng rượu/ thuốc gây nghiện Nhiễm trùng (TORCHS) Sử dụng các loại thuốc gây độc tại (Trẻ) sinh cực non Trẻ nhẹ cân Giảm oxygen máu Phải thông khí kéo dài Nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng • Viêm màng não • Bệnh lý khác: CMV, sởi, quai bị Vàng da Sử dụng các loại thuốc gây độc tại Chấn thương đầu TORCHS: nhiem toxoplasma, rubella, cytomegalovirus, Herpes simplex, HIV, giang mai (syphilis); CMV: cytomegalovirus. Di truyền (506) không thuộc hội chứng nào. (66%) Thường gặp các rối loạn ở gene Connexin 26 Điếc thần kinh bẩm sinh Không di truyền (506) (Xem Bảng 2) Thuộc một hội chứng. (33%) Di truyền gene trôi nhiễm sắc thể thường (226) Di truyền gene lặn nhiễm sắc thể thường (756) Hoi chung Usher Hoi chung Jervell-Lange-Nielsen Hoi chung Waardenburg Hoi chung CHARGE Di truyền liên quan nhiễm sắc thể X Khác (36) Hội chứng Alpon Hoi chung Pendred Hình 5.2 Cơ chế di truyền của nghe kém tiếp nhận-thần kinh bẩm sinh. Hình 5.3 Trẻ sơ sinh đang được đo âm ốc tại (OAE). được thực hiện cả AABR và OAEs, do những trẻ này thường có nhiều yếu tố nguy cơ gây nghe kém (Bảng 5.2). Trẻ thất bại AABR hai lần cần được chuyển khám chuyên khoa và can thiệp sớm. Chúng ta phải luôn cẩn trọng để không bỏ sót trẻ bị nghe kém nặng. Cần tiếp tục sàng lọc trẻ tại trường học để phát hiện những trẻ bị sót trong chương trình NHSP hoặc bị nghe kém mắc phải. Các test thính lực ở trẻ em Phương pháp đánh giá tình trạng giảm thính lực ở trẻ em phụ thuộc chủ yếu vào tuổi và khả năng hợp tác của trẻ, cũng như kỹ năng và kinh nghiệm của người đánh giá, thông thường cần đến một chuyên gia thính học nhi khoa. Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường không có khả năng hợp tác với các test thỉnh lực và do đó thường phải dùng các test khách quan như OAEs và AABR (xem phần trên). Các test này cũng có thể hữu dụng cho trẻ lớn tuổi nhưng không hợp tác (vd. trẻ bị bệnh lý thần kinh), và những trường hợp này đôi khi chúng ta phải dùng đến thuốc an thần hoặc tiến hành gây mê (toàn thân). Đối với trẻ lớn hơn và có khả năng hợp tác, chúng ta có thể dùng thính lực kế hành vi, là các test dựa trên đáp ứng với kích thích âm thanh. Các kỹ thuật gồm: Đo thính lực đồ có hỗ trợ bằng yếu tố thị giác – Dùng cho trẻ 8 tháng đến 3 tuổi. Trong test này, trẻ ngồi trong lòng phụ huynh, người thực hiện test sẽ ngồi ngay trước mặt trẻ và thu hút sự chú ý của trẻ bằng một hành động không có tiếng ồn (vd. như dùng rối hay búp bê). Âm thanh phát ra ở phía bên. Nếu trẻ xoay người theo đúng hướng âm thanh, trẻ được thưởng bằng một kích thích thị giác, vd. như đồ chơi chuyển động, kích hoạt bởi người thực hiện test. Âm lượng và tần số âm thanh có thể thay đổi để cho thính lực đồ chính xác. Đo thính lực bằng trò chơi – Dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Đầu tiên trẻ được dạy cách đáp ứng với yêu cầu bằng cách thực hiện một việc nào đó, vd. như đặt một món đồ chơi vào hộp. Sau đó trẻ được dạy cách lặp lại hành động này mỗi khi nghe âm thanh (Hình 5.4). Đo thính lực đơn âm – Dùng cho trẻ 4-5 tuổi, tương tự như thực hiện cho người lớn. Đo thính lực bằng lời nói – Một ví dụ thường dùng là test đồ chơi McCormick. Trẻ được yêu cầu xác định một trong 14 món đồ chơi (hoặc hình ảnh) tương ứng với một từ người thực hiện test nói, với các mức âm lượng khác nhau. Đồ chơi gồm 7 cặp có âm giống nhau, vd. như áo và cáo”. Ngưỡng nghe được xác định ở mức trẻ có thể xác định đúng 80% các từ. Để thực hiện test này trẻ phải hiểu ngôn ngữ nên thường áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Có thể dùng phiên bản tự động của test này để tầm soát. Ở trẻ nhỏ hơn, âm thanh dùng trong các test trên được phát trực tiếp trong môi trường mở, vd. phát ra loa ngoài hoặc có người phát âm trực tiếp. Đối với trẻ lớn hơn chúng ta có thể dùng tai nghe, có thể dùng thiết bị dẫn truyền qua xương để truyền âm thanh và dùng thiết bị để che tại đổi bên (bên không test). Phương pháp này cung cấp thông tin chính xác về thính lực của mỗi tai, ngay cả ở trẻ nhỏ. Nhĩ lượng đồ - Đây là test nhanh và đơn giản có thể áp dụng cho mọi độ tuổi, và là test hỗ trợ quan trọng của thính lực đồ. Máy sẽ phát hiện độ đàn hồi của hệ thống tai giữa (màng nhĩ và chuỗi xương con) bằng cách đo lượng âm thanh được hấp thu khi áp lực được tăng lên và hạ xuống (so với mức áp suất bình thường). Ở tại của người bình thường, đa số âm thanh được hấp thu khi màng nhĩ ở vị trí bình thường (khi áp suất không đổi). Hiện tượng này sẽ cho nhĩ lượng đồ type A’ (Hình 5.5a). Nhĩ lượng đồ phẳng (dẹt), type B’, Hình 5.5 Nhĩ lượng đồ (a) type A (bình thường) (b) type B (phẳng). Độ đàn hồi Nghe Kém ở Trẻ Em Hình 5.4 Trẻ đang được test thính lực đồ trò chơi (play audiometry). 29 xuất hiện khi màng nhĩ không cử động, vd. như trong bệnh lý tai keo (viêm tai giữa thanh dịch), hoặc do thủng màng nhĩ (Hình 5.5b). Viêm tai giữa thanh dịch (Otitis media with effusion-OME) Viêm tai giữa thanh dịch là hiện tượng tích tụ dịch nhầy trong tại giữa, có thể nguyên phát hoặc thứ phát sau viêm tai giữa. Thính lực suy giảm nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ gây giảm cử động của màng nhĩ. Trẻ bị OME có thể có biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ, ít giao tiếp, hành vi không ngoan hoặc mất thăng bằng. Ít khi đau. Chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng kết hợp thính lực đồ và nhĩ lượng đồ (xem phần trên). OME là một bệnh rất thường gặp, ảnh hưởng hơn 80% trẻ từ lúc mới sinh ra cho đến 10 tuổi, đa số trường hợp bệnh sẽ tự giới hạn. Bệnh thường gặp nhất ở độ 2-5 tuổi, và thường xuất hiện vào mùa đông. Yếu tố nguy cơ bao gồm có anh chị lớn tuổi hơn, đi học nhà trẻ và có cha mẹ hút thuốc lá. Bú sữa mẹ được cho là giúp bảo vệ tránh bệnh này. Một số trẻ bị bệnh lý đặc biệt, nhất là hội chứng Down và hở hàm ếch, sẽ tăng nguy cơ bị OME. Vì hầu hết trường hợp bệnh tự giới hạn, nên chúng ta được khuyến cáo theo dõi sát trong 3-6 tháng, nếu bệnh lý ảnh hưởng đáng kể trên thính lực hoặc quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ thì mới cần điều trị. Nhiều phương pháp điều trị nội khoa đã được thử nghiệm, như kháng sinh, thuốc co mạch, steroids, nhưng đều được chứng minh là không có hiệu quả. Có thể dùng máy trợ thính nếu bệnh nhân không muốn phẫu thuật, hoặc bị OME dai dẳng, kể cả các bệnh nhân bị hội chứng Down hoặc hở hàm ếch. Người ta thường phẫu thuật để dẫn lưu dịch tai giữa và đặt một ống thông vào màng nhĩ (Hình 5.6). Độ đàn hồi ལ་ ND: Trong nguyên bản là tree\u0027 (cái cây) và key\u0027 (chìa khóa). Tuy nhiên hai từ này lại không phát âm giống nhau trong tiếng Việt. *ND: Còn gọi là bệnh lý tại keo (glue ear). -400 -200 0 (a) +200 daPa Áp lực -400 200 0 +200 daPa Áp lực (b) 30 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng O (a) nguy Điều này sẽ giúp cải thiện thính lực ngay, nhưng thường ống thông sẽ bị đẩy ra sau 9-12 tháng. Nguy cơ của đặt ống thông là nhiễm trùng dẫn đến chảy dịch tai, và gây thủng màng nhĩ mạn tính. Nếu đặt ống thông kết hợp nạo VA sẽ có lợi hơn, nhưng chúng ta cần xem xét cơ xuất huyết sau mổ. Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, vd. thử nghiệm TARGET, đã được thực hiện nhằm nghiên cứu hiệu quả các biện pháp điều trị bệnh lý tai keo, hiệp hội Tai-Mũi-Họng Vương quốc Anh và NICE đã dựa vào đó và đưa ra các khuyến cáo hiện hành. Điều trị nghe kém Một khi đã chẩn đoán là nghe kém, điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng cũng như nghe kém loại nào [dẫn truyền/ tiếp nhận], nguyên nhân, tuổi của trẻ và chọn lựa của bệnh nhi/ phụ huynh. Điếc nặng hai bên có thể phải điều trị cấp cứu, trong khi một số trường hợp nghe kém nhẹ hoặc nghe kém một bên có thể chỉ cần theo dõi. Máy trợ thính (hearing aids) Có nhiều loại máy trợ thính, thông dụng nhất là loại dùng chip ‘đeo sau tai (Hình 5.7). Máy trợ thính là chọn lựa phù hợp nhất cho trẻ nghe kém tiếp nhận-thần kinh, và với kỹ thuật hiện đại có thể có tác dụng trong cả những trường hợp điếc nặng. Một vài trường hợp nghe kém dẫn truyền cũng có thể được điều trị với máy trợ thính. Cấy ốc tai (cochlear implants) Trẻ điếc nặng hai bên không điều trị được bằng máy trợ thính có thể được chữa bằng cách cấy ốc tai điện tử: gồm các bộ phận gắn trong và gắn ngoài. Micro và bộ vi xử lý được đeo bên ngoài giống như máy trợ thính, và chúng giúp chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được truyền theo dây dẫn đến bộ tiếp nhận dưới da đầu (Hình 5.8). Sau khi được xử lý, tín hiệu sẽ truyền đến điện cực đã được cấy vào trong ốc tai, kích hoạt tín hiệu điện trong thần kinh thính giác. Hai nhóm trẻ có thể điều trị hiệu quả với biện pháp cấy ốc tai: Trẻ điếc nặng ngay lúc sinh hoặc trong giai đoạn sơ sinh, trước khi học nói, tình trạng này gọi là điếc trước ngôn ngữ. Chương trình tầm soát trẻ sơ sinh giúp nhận biết sớm trẻ điếc nặng và có thể đánh giá để đặt cấy ốc tai lúc còn nhỏ. Quá trình đánh giá gồm khảo sát hình ảnh vùng tại trong, khám nhi khoa, khám di truyền học, khám mắt, để loại trừ các bất thường có sẵn, hoặc các hội chứng tiềm ẩn. Cấy sớm giúp đạt kết quả tốt hơn, nhiều trẻ nghe kém bẩm sinh sẽ được phẫu thuật (b) Hình 5.6 Hình ảnh nội soi tai cho thấy màng nhĩ: (a) bệnh tai keo; (b) sau khi đặt ống thông. cấy ốc tai lúc khoảng 1 tuổi. Sau 4 tuổi, não bắt đầu mất tính linh động thần kinh (khả năng tạo đường dẫn thần kinh mới dựa theo đáp ứng với kích thích từ môi trường ngoài) và khó dự đoán hiệu quả của implant hơn. Từ năm 2009, trẻ điếc nặng bẩm sinh ở Vương quốc Anh đã được cấy ốc tai cho cả hai bên, giúp định hướng âm thanh tốt hơn và cải thiện khả năng hiểu âm thanh trong môi trường nhiều tiếng ồn. Những trẻ bị điếc nặng sau khi đã biết nói, đây gọi là tình trạng điếc sau ngôn ngữ. Những trẻ này phải tốn thời gian học cách diễn dịch âm thanh qua implant. Những năm gần đây, kỹ thuật tiên tiến giúp phẫu thuật cấy ốc tai bảo tồn được thính lực đã có sẵn. Do đó một số trẻ vẫn có thể dùng đồng thời máy trợ thính và implant, được gọi là kích thích điện-âm. Mặc dù hiện đã có vaccine đầy đủ, viêm màng não vẫn là một nguyên nhân thường gặp gây điếc sau ngôn ngữ, và có thể gây viêm làm tắc nghẽn các kênh ốc tai, khiến không cấy ốc tai được. Do đó, mọi trẻ viêm màng não đều được test thính lực, và nếu có chỉ định, phải được cấy ốc tai càng sớm càng tốt. Hình 5.7 Trẻ đeo máy trợ thính (Nguồn: Phonak. Đã xin phép). Nghe Kém ở Trẻ Em 31 Hình 5.8. (a) Implant xương ốc tai; (b) trẻ mang implant xương ốc tai (Nguồn: Cochlear Ltd. Đã xin phép). Implant tai giữa (middle ear implants) Có thể áp dụng cho trẻ không dùng máy thính lực thông thường được, có thể dùng trong nghe kém thần kinh (nhẹ), nghe kém dẫn truyền, hoặc nghe kém hỗn hợp. Vd. như implant Vibrant Soundbridge có bộ vi xử lý bên ngoài, giống như một implant xương ốc tại. Thiết bị này dẫn truyền tín hiệu điện đến miếng implant, từ đó sẽ gây kích thích cơ học tác động vào tai trong (Hình 5.9). Máy trợ thính gắn vào xương (BAHA: bone-anchored hearing aids) Trong trường hợp không thể dùng máy trợ thính đeo sau tai, có thể dẫn truyền âm thanh trực tiếp và hiệu quả đến tai trong qua sự dẫn truyền trong xương. Phương pháp này đặc biệt phù hợp cho trẻ bị teo ống lỗ tai. Ở trẻ nhỏ, máy trợ thính dẫn truyền qua xương được áp trên xương chũm và cố định bằng băng thun (Hình 5.10a). Trẻ lớn hơn có thể được phẫu thuật để cố định máy trợ thính vào xương bằng vít titanium trong phẫu thuật kết hợp xương. Sau phẫu thuật, máy trợ thính được lắp cố định vào ốc titanium đã cố định vào xương, quá trình này gọi là cố định vào xương (osseointegration). (Hình 5.10b). Các nguyên nhân gây giảm thính lực khác Rối loạn trung khu xử lý (Central processing disorders) Để hiểu được âm thanh (bao gồm cả ngôn ngữ), quá trình xử lý âm thanh trong dây thần kinh thính giác và não cũng quan trọng như chức năng tại trong. Nếu có bất thường trong những vùng này có thể gây nên rối loạn nghe. Hai bệnh lý thường gặp: Bệnh lý thần kinh thính giác – Trong bệnh lý này, chức năng tế bào lông ngoài vẫn còn nhưng có vấn đề trong quá trình dẫn truyền âm thanh. Test AABR có thể bất thường hoặc âm tính. Trong những trường hợp nặng nhất, có thể giảm sản hoặc không có thần kinh thính giác. Trong những trường hợp khác, thần kinh thính giác bình thường về mặt giải phẫu, và do đó cách gọi tên chính xác hơn là bệnh lý thần kinh thính giác/ rối loạn đồng bộ âm thanh (AN/ AD). Có nhiều bất thường là hậu quả của AN/ AD, từ điếc hoàn toàn đến giảm thính lực nhẹ, ảnh hưởng đến khả năng hiểu ngôn ngữ trong môi trường ồn ào. Có thể dùng máy trợ thính hoặc cấy ốc tai để điều trị, nhưng kết quả thường khó tiên lượng. Rối loạn trung khu xử lý âm thanh – Trong nhóm rối loạn này, khả năng nghe ngoại biên bình thường, nhưng người nghe không hiểu (a) (b) được âm thanh hoặc lời nói (ngôn ngữ) do có vấn đề trong quá trình xử lý âm thanh tại não. Bất thường này có thể bẩm sinh hoặc mắc phải, có thể là triệu chứng đơn độc hoặc đi kèm với các rối loạn trung khu xử lý khác, vd. như tự kỷ, đọc khó... Có thể huấn luyện nghe trong một vài trường hợp, và trẻ thường cần được giúp đỡ trong trường học. Chấn thương Chấn thương đầu có thể gây ra nghe kém dẫn truyền (do thủng màng nhĩ, máu trong tai giữa hoặc chuỗi xương con mất liên tục), hoặc nghe kém thần kinh (thường gặp nhất khi gãy xương thái dương gây ảnh hưởng đến tại trong). Trẻ bị phì đại ống tiền đình do di truyền sẽ có nguy cơ giảm thính lực đặc biệt cao, đôi khi xảy ra sau chấn thương đầu nhẹ. Cholesteatoma Cholesteatoma, một khối chất nhầy trong tai giữa hoặc xương chũm, có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. Khi bị cholesteatoma, bệnh nhân thường có mất liên tục chuỗi xương con do xương con bị ăn mòn hoặc phải gỡ bỏ xương con lúc phẫu thuật nhằm điều trị bệnh (xem Chương 3). Có thể phải cần đeo máy trợ thính, BAHA hoặc thực hiện phẫu thuật chỉnh hình xương con. Bộ xử lý âm thanh Amade Đường dẫn truyền Implant (VORP) མ་པ་ Bộ chuyển đổi (FMT) Hình 5.9 Implant tại giữa (Hình ảnh sử dụng với sự cho phép của Med-ed). 32 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng 班 (a) Hình 5.10. Trẻ mang (a) Máy trợ thính dẫn truyền trên xương Softband; (b) BAHA. (Nguồn: Cochlear Ltd. Đã xin phép.) Tài liệu đọc thêm ENT UK. OME (glue ear)/adenoid and grommets: position paper. 2009. www.entuk.org/position papers/documents/OME. Graham JM, Scadding GK, Bull PD (eds). Pediatric ENT. Springer, Berlin, 2007. National Institute for Health and Clinical Excellence. Surgical management of children with otitis media with effusion (OME). 2008. http://guidance.nice.org.uk/CG60. (b) National Institute for Health and Clinical Excellence. Cochlear implants for children and adults with severe to profound deafness. 2009. http://guidance .nice.org/TA166. Newborn Hearing http://hearing.screening.nhs.uk/ NHS Screening Programme.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Khám tai mũi họng
  • Đau tai
  • Chảy dịch tai
  • Nghe kém người lớn
  • nghe kém ở trẻ em
  • ù tai
  • chóng mặt
  • liệt mặt
  • đau vùng mặt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tồn tại ống động mạch

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    1 -Bào thai

    Nguyễn Thùy Châu - Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Viêm cơ tim do virus
    CEFOTAXIM
    giới thiệu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space