Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đau tai

(Tham khảo chính: Nguyễn Thị Ngọc Dung )

CHƯƠNG 2 Đau Tai Harold Ludman King\u0027s College Hospital and National Hospital for Neurology and Neurosurgery, London, UK TỔNG QUAN • Đau tai có thể do bệnh lý tai, nhưng cũng có thể do những rối loạn không phải từ tai. • Chẩn đoán và xử trí tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm khám lâm sàng. • Các nguyên nhân khác chỉ có thể được xử trí bằng cách loại trừ các bất thường về tai, kèm theo khả năng nhận biết được một trường hợp tai bình thường. • Hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa bất cứ khi nào: - Khó quan sát toàn bộ ống tai và màng nhĩ, hoặc nghi ngờ có một dấu hiệu bất thường nghiêm trọng nào đó. - Nghi ngờ có biến chứng. • Có thể cần can thiệp phẫu thuật để xác nhận lại chẩn đoán, hoặc (để) điều trị. • Chúng ta cần phải nghi ngờ các tai biến có thể xảy ra và điều trị kịp thời. Đau tai là một trong sáu triệu chứng giúp gợi ý có bệnh lý ở tai (Ghi chú 2.1), đó là các triệu chứng sau: đau tai, chảy dịch tai, nghe kém, ù tai, yếu mặt và chóng mặt. Ghi chú 2.1 Các triệu chứng của bệnh lý tai • Đau tại • Chảy dịch tại Nghe kém . Ù tai • Chóng mặt • Liệt mặt Đau tại có thể do các nguyên nhân sau: (1) các bệnh lý cấp tính (viêm tai ngoài cấp, viêm tai giữa mủ cấp, viêm tai xương chũm cấp tính, viêm tai giữa thanh dịch (OME)\u0027, viêm màng nhĩ bóng nước, viêm tai ngoài hoại tử ác tính (và một số bệnh lý hiếm khác); (2) đau quy chiếu; (3) nguyên nhân do thần kinh; (4) các nguyên nhân tâm lý (Ghi chú 2.2). Các nguyên nhân gây viêm sẽ được phát hiện khi chúng ta quan sát kỹ ống tai ngoài và màng nhĩ. Như đã mô tả trong chương 1, chúng ta cần kiểm tra vành tai và mô xung quanh (tai) trước khi khám ống tai (tai ngoài) và màng nhĩ. Trong thực hành lâm sàng, người ta thường dùng đèn soi tại nhiều nhất (Chương 1), tuy nhiên các bác sĩ chuyên về tại luôn thích dùng đèn đội đầu với nguồn sáng được truyền Kiến Thức Cơ Bản TẠI MŨI HỌNG, Ấn bản lần 6, Biên tập bởi Harold Ludman \u0026 Patrick J. Bradley. © 2013 Johny Wiley \u0026 Sons. Ltd SDmedia và CIPPS phát hành năm 2014. Ghi chú 2.2 Các nguyên nhân gây đau tai Đau tai có nguyên nhân do: • Các bệnh lý viêm cấp tính ở ống tai ngoài hoặc tai giữa . Bệnh lý không xuất phát từ tai - - Đau quy chiếu từ các nơi khác - Bệnh lý thần kinh - Tâm lý theo hướng đi của ống tai, do đó cho phép sử dụng dụng cụ với cả hai tay để gỡ ráy tai hoặc các (mẩu) mô vụn; ngoài ra chúng ta cũng có thể đánh giá sự di động của màng nhĩ bằng loa tai có gắn dụng cụ bơm hơi (Hình 2.1); và phát hiện xem có chảy dịch tại qua lỗ thủng nào không. Sau đó chúng ta có thể đánh giá màng nhĩ bằng kính hiển vi. Kính hiển vi (về chức năng tương tự loại kính hiển vi dùng trong các phẫu thuật tai) rất cần thiết khi chúng ta cần thao tác với các dụng cụ vi phẫu và hút tai, có thể phóng đại tới 6 lần hoặc hơn (Hình 2.2). Nếu ống tai ngoài và màng nhĩ chắc chắn bình thường (Hình 2.3), thì triệu chứng đau không phải là do bệnh lý tai. Độ tin cậy phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ. Nhiều màng nhĩ nhìn rõ ràng bất thường nhưng lại không có bệnh lý cấp tính nào. Những mảng xơ trên màng nhĩ (vàng hoặc trắng) là một ví dụ. Những bất thường này không phải lúc nào cũng phát hiện ra, nhưng không có liên quan gì với các bệnh lý cấp tính. Nếu khi khám chúng ta có nghi ngờ gì, hoặc nếu không quan sát được rõ vùng thượng nhĩ, thì chúng ta cần hội chẩn với một bác sĩ chuyên về tai (Hình 2.4). Viêm tai ngoài cấp tính Viêm tai ngoài cấp tính có thể lan tỏa – ảnh hưởng đến toàn bộ da ống tại ngoài (Hình 2.5) hoặc khu trú, biểu hiện như một đinh nhọt (Hình 2.6). Nhọt là một khối phồng lên, gây đau. Nhọt luôn nằm ở phần ngoài ống tại (nơi có lông tai), không bao giờ nằm ở ống tai xương (bên trong). Sức nghe chỉ bị ảnh hưởng khi ống tai bị tắc do hiện tượng sưng nề hoặc dịch tiết, và thường chỉ gặp sốt khi nhiễm trùng lan tới thành trước tai, biểu hiện lâm IND: Còn gọi là bệnh lý tai keo (glue ear), đơn giản chỉ là một tỉnh trạng ứ dịch trong tại giữa do áp suất âm trong hòm nhĩ (vị chức năng voi Eustachian bị rối loạn) “ND: Cảm giác đau được cảm nhân tại một vị trí khác so với vị trí của kích thích đau (referred pain). Một ví dụ thường gặp là trong nhồi máu cơ tim, bệnh nhân có thể không thấy đau ngực, mà đau vùng cổ, vai, lưng *ND: Ống tại được chia làm hai phân ống tại sun (1/3 ngoài) và ông tai xương (2/3 trong 8 (a) Đau Tại Kinh phóng to được đặt một góc nghiêng để tránh hiện tượng khúc xạ ánh sáng Màng nhĩ Ống tai ngoài Loa tai (vừa với ống tai ngoài) Bơm hơi dùng để bóp và xả nhằm quan sát sự di động của màng nhĩ (binh thường) Hình 2.1 (a) Hình loa tại có gắn thiết bị bơm hơi (soi tai có bơm hơi); (b) lược đồ hướng dẫn cách sử dụng. Hình 2.2 Dùng kính hiển vi quan sát màng nhĩ. (b) - Mẫu ngoài Xương |Cán búa búa – Đuôi búa (rốn nhĩ) Tam giác sáng Khung nhĩ Hình 2.4 Lược đồ của màng nhĩ bên trái. Màng chùng (che thượng nh -Khớp đe đạp (nhìn xuyên qua màng nhĩ) Màng căng - Hình ảnh ụ nhỏ (nhìn xuyên qua màng nhĩ) Hình 2.3 Màng nhĩ trái bình thường: mỏm ngoài xương búa, vùng dưới thương nhĩ, cán búa và u nhỏ, và tam giác sáng. Hình 2.5 Viêm tai ngoài lan tỏa. sàng là viêm mô tế bào hoặc viêm quầng\u0027. Chúng ta có thể sờ được hạch nông và gây đau ở phía sau tai. Trong viêm tai ngoài cấp tính, khi di chuyển (lắc) vành tai sẽ gây đau, và triệu chứng này không bao giờ xảy ra trong viêm tai giữa. Nếu có chảy dịch tai thì dịch thường ít và quánh, không giống như trong các trường hợp viêm tai giữa cấp tính (dịch tại nhiều và chảy qua lỗ thủng màng nhĩ). Nhiễm nấm da ống ND: Đây là một tình trạng nhiễm trùng cấp lớp bì (dermis), thường gây ra do Streptococcus 9 110 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng Ống tai xương (nằm bên trong) Không có lông Ống tai sụn (năm ngoài) có lông bao phủ Hình 2.6 Nhọt: hình vẽ mô tả nhọt nằm ở ống tai ngoài. Ngách trước tai có thể gây đau dữ dội kèm theo hiện tượng làm tróc keratin, và hình ảnh các hạt đen hoặc sậm màu của các bào tử nấm. Điều trị viêm tai ngoài cấp tính Hiện nay người ta chỉ khuyên dùng kháng sinh toàn thân trong trường hợp có sốt hoặc viêm hạch. Chúng ta có thể giảm phù nề ống tai bằng cách nhét meche tẩm các dung dịch như magnesium sulphate (dạng pomade), hoặc glycerine và 10% ichthammol\u0027 (Hình 2.7). Loại meche ‘Pope’ (Xomed) có thể giãn nở được thì mỏng và chắc chắn, và chúng ta có thể dùng forceps (loại nhỏ) để nhét tai. Khi được tẩm các thuốc dạng lỏng, loại meche này giúp làm mềm và giãn nở ra giúp đè khít ống tai. Chúng ta nên thay meche mỗi ngày cho tới khi giảm hiện tượng phù nề. Sau đó chúng ta có thể dùng các loại thuốc nhỏ tai: aluminium acetate- nhằm làm chắc thêm lớp da (ống tai), 2% acetic nhằm phục hồi môi trường acid bình thường trong ống tai; hoặc aminoglycoside (tại chỗ) vd. gentamicin, framycetin hoặc neomycin, kết hợp với corticosteroids. Clotrimazole (tại chỗ) là một thuốc kháng nấm hiệu quả. Các thuốc giảm đau toàn thân, kết hợp với làm ấm tại bằng gạc, đèn sinh nhiệt, hoặc nhỏ tại bằng dầu ấm, sẽ giúp giảm đau. Bất kỳ trường hợp chảy dịch tai nào cũng nên đem phết và làm kháng sinh đồ, tuy nhiên chúng ta cần bắt đầu điều trị trước khi có kết quả cấy. Khi bị nhọt tái phát, chúng ta nên tầm soát xem bệnh nhân có bị đái tháo đường hay không. Viêm tai giữa cấp tính tạo mủ (ASOM: Acute Suppurative Otitis Media) Viêm tai giữa cấp tính tạo mủ sẽ gây đau ở sâu trong tai, rối loạn nghe và gây rối loạn toàn thân kèm sốt. Bệnh nhân có cảm giác đầy tai, sau đó xuất hiện đau và sốt, tiếp đến là chảy dịch tại (thường sau vài giờ) khi màng nhĩ bị thủng – lúc này cảm giác đau sẽ giảm. Màng nhĩ lúc đầu sẽ thấy hơi sung huyết, sau đó sẽ đỏ lên (toàn bộ màng nhĩ) và cuối cùng là phồng ra ngoài (hướng về phía người khám) (Hình 2.8); lúc này toàn bộ tai giữa đã bị ảnh hưởng. Đây là một khoang chứa khí bao gồm vòi Eustachian (vòi hầu), hòm nhĩ, sào bào (xương chũm) và các tế bào chũm lân cận (Hình 2.9). Vì lý do này, khi đè mạnh vào vùng sào bào xương chũm nằm phía sau vành tai sẽ gây đau cho bệnh nhân nếu bị viêm tai giữa cấp tính, nhưng đây không chắc bệnh sẽ tiến triển thành viêm xương chũm. Tác nhân nhiễm trùng thường gặp là Streptococcus pneumoniae, hoặc Haemophilus influenzae ở những trẻ rất nhỏ. Chẩn đoán dựa trên quan sát màng nhĩ, tuy nhiên chúng ta có thể khó thấy màng nhĩ do ráy tai hoặc hiện tượng sưng nề thứ phát ở ống tai ngoài. Chỉ khi nào chúng ta xác định toàn bộ màng nhĩ bình thường và không có nghe kém dẫn truyền (được làm test Weber bằng âm thoa, và âm Hình 2.8 Viêm tai giữa cấp tính tạo mủ: màng nhĩ đỏ, và bắt đầu phồng ra ngoài. Loa tại Sào bảo Sào đạo Thành ngoài thượng nhĩ Thông (khí) bào chùm Vòi Eustachian Màng nhĩ che tại giữa Vùng hầu-mũi Hình 2.7 Nhét meche tai. ND: Là một hoạt chất được sử dụng để phối hợp điều trị trong một số bệnh lý như chạm và vảy nên. Hình 2.9 Ngách tai giữa. ND. Thường được dùng trong điều trị nhiễm trùng ống tại ngoài có tác dụng diệt khuẩn diệt năm kem làm khó ông tại Đau Tại 11 thanh nghe đều ở hai tai), thì khi đó chúng ta có thể tự tin loại trừ viêm tai giữa. Các hạch lân cận không bao giờ nổi lớn trong trường hợp viêm tai giữa đơn giản. Điều trị viêm tai giữa cấp tính tạo mủ Hiện người ta vẫn còn tranh cãi về vấn đề liệu mọi bệnh nhân ASOM có cần phải điều trị với kháng sinh hay không, do trong các series phân tích thì kỹ năng và kinh nghiệm của các bác sĩ trong chẩn đoán bệnh lý này có khác biệt khá nhiều (lúc soi tai). Nếu không có kinh nghiệm, thì bất cứ trường hợp nào có màng nhĩ đỏ hoặc sung huyết chúng ta đều chẩn đoán là viêm tai giữa cấp tính, trong khi dấu chứng này cũng có thể gặp trong các bệnh lý khác. Trong các thử nghiệm lâm sàng, chúng ta cũng có thể gặp hiện tượng chẩn đoán quá tay, nhằm đưa thêm các trường hợp bệnh nhân sẽ tự phục hồi mà không cần dùng thuốc vào lỗ nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng ta nên dùng kháng sinh đối với tất cả trường hợp có nghi ngờ ASOM – do nếu trường hợp nào cũng cần bác sĩ chuyên khoa xác nhận lại thì sẽ không có tính khả thi. Các kháng sinh được khuyến cáo tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay các loại vi trùng thường gặp nhất bao gồm Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis (loại vi khuẩn độc lực cao Streptococcus nhóm A hiện không còn phổ biến trong bệnh lý này). Kháng sinh được chọn lựa đầu tiên là amoxicillin với liều 125 mg (3 lần/ngày) đối với bệnh nhân \u003c2 tuổi, 250 mg (3 lần/ngày) đối với nhóm 2-10 tuổi, và 500 mg (3 lần/ngày) đối với những bệnh nhân lớn hơn, hoặc chúng ta có thể dùng erythromycin khi bệnh nhân có dị ứng với penicillin (mặc dù thuốc này kém hiệu quả hơn đối với Haemophilus influenzae, và đây là tác nhân gây bệnh trong 25% trường hợp). Nếu nghi ngờ bị nhiễm các chủng vi khuẩn có men ß-lactamase thì chúng ta thường dùng amoxicillin kết hợp với clavulanic acid (vd. Augmentin), hoặc trimethoprim kết hợp với sulphamethoxazole (co-trimoxazole). Người ta khuyên dùng đường uống, thậm chí với cả liều đầu tiên (trước đây liều đầu chúng ta thường sử dụng đường chích). Chúng ta cần điều trị trong vòng ít nhất 5 ngày. Điều trị hỗ trợ bao gồm thuốc giảm đau và làm ấm tại. Dầu olive làm ấm tại và có thể giúp giảm đau. Nếu màng nhĩ đã thủng, thì chúng ta luôn luôn nên lấy dịch tai đem cấy, nhưng đổi kháng sinh nên dựa trên lâm sàng chứ không phải dựa trên kết quả vi trùng học; tuy nhiên, kết quả cấy sẽ giúp chúng ta đổi kháng sinh trong một số trường hợp cần thiết. Hiện nay, chúng ta hiếm khi gặp trường hợp màng nhĩ căng phồng ra do áp suất nhưng chưa vỡ, trong tình huống này chúng ta nên tiến hành rạch màng nhĩ dưới gây mê nhằm giải thoát mủ trong tai giữa ra ngoài. Cách đây khoảng 50 năm, đây là một thủ thuật thường gặp tại Vương quốc Anh, và hiện nay thủ thuật này vẫn có thể được thực hiện thường xuyên tại một số khu vực trên thế giới, nơi tiếp cận y tế còn hạn chế rất nhiều so với Vương quốc Anh. Viêm tai giữa cấp tái phát, được định nghĩa là có ba đợt viêm cấp trong vòng 6 tháng, có thể có nguyên nhân do một số yếu tố như tụ dịch trong tai giữa kéo dài, và có khả năng bị nhiễm trùng các dịch nhầy trong tai giữa. Chúng ta có thể sử dụng thủ thuật rạch nhĩ kết hợp với đặt ống thông nhĩ. VA lớn kèm theo nguy cơ nhiễm trùng cũng có thể là một nguyên nhân; tuy nhiên, hiện nay vẫn đang tranh cãi vai trò của nạo VA trên những đối tượng này. Khi không có các yếu tố nguy cơ, thì trong mỗi đợt viêm tai giữa cấp chúng ta nên điều trị theo từng đợt. Chúng ta có thể cân nhắc một biện pháp điều trị thay thế khác là sử dụng ampicillin hoặc co-trimoxazole từ 3 tháng đến 2 năm. Sau mỗi đợt cấp, tại sẽ trở về bình thường, và chúng ta nên luôn luôn kiểm tra lại trên lâm sàng trong vòng 3 tuần sau khi khởi phát. Viêm tai xương chũm cấp tính (hủy xương) Viêm tai xương chũm cấp hình thành do sự hủy các bè xương(vách xương) nằm giữa các thông bào chũm, sau đó chúng sẽ hợp nhất lại với nhau (Hình 2.10). Đây là một tiến trình chậm, cần khoảng 2-3 tuần để hình thành. Trong suốt khoảng thời gian đó, chúng ta sẽ gặp biểu hiện chảy dịch tai lượng nhiều và liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ, kèm theo mệt mỏi và sốt, trừ khi quá trình này được ức chế bởi thuốc kháng sinh. Nếu chúng ta đã xác nhận màng nhĩ bình thường trước đó, và sau đó vài ngày bệnh nhân xuất hiện đau tai, thì bệnh nhân đó không thể bị viêm xương chũm được. Tình huống khó khăn là khi một bệnh nhân được nghĩ là đã phục hồi sau viêm tai giữa cấp tính, nhưng thực sự bệnh nhân chưa khỏi bệnh, tình trạng bệnh vẫn tiếp tục âm thầm và chỉ bị ức chế bởi tác dụng toàn thân của kháng sinh. Chúng ta nên nghi ngờ bệnh lý này (viêm xương chũm cấp) ở bất kỳ bệnh nhân nào có chảy dịch tại liên tục trên 10 ngày, đặc biệt nếu tổng trạng không khỏe. X-quang (hoặc tốt hơn là CT-scan) vùng khí bào chũm có thể giúp chẩn đoán tình trạng này, nhưng không phải luôn luôn xác định được. Chỉ khi thấy hệ thống khí bào chũm bình thường (Hình 2.11a và b) thì chúng ta mới có thể loại trừ viêm xương chũm. Hình ảnh hủy bè xương không phải lúc nào cũng dễ phát hiện. Viêm tai ngoài có thể gây mờ vùng hệ thống tế bào chũm do phù nề mô mềm nằm trên mỏm chũm. Dấu chứng kinh điển thường được mô tả là hiện tượng phù nề sau tai và gây đẩy lệch vành tai xuống dưới (Hình 2.12) cho thấy một giai đoạn muộn hơn của viêm xương chũm, lúc này chứng tỏ có áp-xe dưới màng chu xương. Đây là một biến chứng của viêm xương chũm cấp, chứ không phải là một đặc điểm của nó. Áp-xe dưới màng chu xương cũng có thể gây phù nề vùng trần của phần sâu ống tai ngoài (do nhiễm trùng xâm lấn vào thành xương bên ngoài thượng nhĩ), đây là đặc điểm khác với nhọt tai thường chỉ gặp ở phần ngoài ống tai. Nếu sau khi khảo sát xương chũm bằng hình ảnh học mà vẫn còn nghi ngờ, người ta khuyến cáo nên phẫu thuật thám sát bằng phương pháp ‘sào bào thượng nhĩ. Thông báo chùm nằm trong xương thái dương, được ngăn cách bởi các vách (bẻ) xương Sự hợp nhất các thông bào chùm do các vách xương bị mặt (hoại tử) Sao bào 3 tuán 80 Hình 2.10 Phá các khi bào chùm trong xương chùm Màng nhĩ Các khoảng có đáy tủ và mô hạt 12 12 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng (a) Hình 2.11 Hình ảnh CT-scan của khí bào chũm: (a) lát cắt ngang (axial) cho thấy các khí bào chũm; (b) lát cắt đứng ngang (coronal), cần chú ý ống tai ngoài và ống tai trong. Hình 2.12 Viêm xương chũm cấp tính có hủy xương: vành tai bị đẩy lệch do áp-xe dưới màng chu xương. Các biến chứng khác của viêm tai giữa cấp tính tạo mủ Sau đây là tất cả những biến chứng có thể xảy ra của những dạng viêm tai giữa mạn tính tạo mủ có gây hủy xương (Hình 2.13) (xem Chương 3). Biến chứng sẽ xuất hiện nếu tình trạng nhiễm trùng lan ra khỏi tai giữa. Các tai biến xảy ra trong phần đá xương thái dương bao gồm liệt mặt, viêm mê đạo tạo mủ và huyết khối tĩnh mạch bên; những tai biến xảy ra trong nội sọ bao gồm viêm màng não, áp-xe ngoài màng cứng, áp-xe dưới màng cứng và áp-xe não (ở thùy thái dương hoặc tiểu não). Viêm màng não Ap-xe dući màng cứng Áp-xe não Viêm xương đá (b) Viêm tai giữa mạn tính xuất tiết (viêm tai giữa thanh dịch) Đau nhẹ, mơ hồ và cơn đau thường ngắn là đặc tính thường gặp của dịch nhầy, đặc trong khoang tai giữa. Quan sát màng nhĩ thấy bất thường do có dịch (Hình 2.14 và 2.15). Theo kinh điển, chúng ta có thể phát hiện các mạch máu đồng tâm tại màng nhĩ, và có thể gây nhầm lẫn với một chẩn đoán khác. Màng nhĩ có thể màu vàng hoặc xanh (dương) sậm. Tuy nhiên, trẻ em sẽ biểu hiện khỏe mạnh, không có sốt, và tình trạng nghe kém đi kèm thường được ghi nhận trong một khoảng thời gian nào đó. Một đặc điểm cơ bản giúp chẩn đoán là sự thay đổi độ di động của màng nhĩ, được phát hiện khi bác sĩ chuyên khoa tai dùng đèn đội đầu và loa tại có bơm hơi. Màng nhĩ có thể không di động khi chúng ta thay đổi áp suất ống tai ngoài, hoặc màng nhĩ phình ra chậm, sau đó bị rút vào nhanh do một phần áp lực chân không được phóng thích. Sự thay đổi độ di động màng nhĩ cũng có thể được ghi nhận bằng cách đo nhĩ-lượng-đồ, trong đó người ta dùng một thiết bị đo trở kháng (của màng nhĩ) khi thay đổi liên tục áp suất của ống tai, từ mức cao hơn áp suất khí quyển cho tới mức thấp hơn áp suất khí quyển. Các máy đo nhĩ lượng đồ đơn giản (tự động) sẽ cho ra kết quả nhanh chóng giúp chúng ta biết được áp suất khí trong tai giữa và sự thay đổi áp suất (nếu có) khi tăng và giảm áp suất ống tai ngoài. Tuy nhiên, có thể gặp phải những sai sót về kỹ thuật khi dùng các loại máy này. Liệt mặt Huyết khối xoang tĩnh mạch bên Viêm xương chậm Hình 2.13 Các biến chứng của viêm tai giữa tạo mù. Ap-xe ngoài màng cứng Viêm mê nhì Hình 2.14 Việm tai giữa thanh dịch (OME): đây là hình ảnh màng nhĩ phải, chúng ta thấy được mức dịch năm trước cán búa Cán búa (bị co kéo) Màng nhĩ đổi màu (không di động khi bơm hơi) Đau Tai Seo màng nhĩ (do tiền căn đặt ống thông nhĩ) 13 (a) Hình 2.15 (a) Hình ảnh màng nhĩ phải trong OME; (b) lược đồ kèm chú giải. Viêm tai ngoài ‘ác tính′ (hoại tử) - ‘Malignant otitis externa Đây là một bệnh lý hiếm nhưng là một dạng nhiễm trùng nặng (cần lưu ý đây không phải bệnh lý u), nguyên nhân do Pseudomonas aeruginosa. Thường gặp trên bệnh nhân lớn tuổi bị đái tháo đường. Chúng ta nên nghi ngờ bệnh lý trên trên nhóm bệnh nhân này, đặc biệt nếu người bệnh bị đau tai dữ dội, không tương xứng với các dấu hiệu của viêm tai ngoài. Nhiễm trùng sẽ xâm lấn sàn sọ và các mô mềm xung quanh. Nếu có liệt mặt hoặc tổn thương các dây thần kinh sọ khác thì đó là dấu hiệu gợi ý đến chẩn đoán này. Trước đây tỉ lệ tử vong thường cao. Một dấu chứng giúp nghi ngờ là thấy có mô hạt trong ống tai, và chúng ta cần phải khảo sát bằng phương pháp scan xương với Tc-99\u0027. Chúng ta điều trị với gentamicin (tĩnh mạch) và theo dõi các thông số huyết học hàng ngày, hoặc với cirprofloxacin (uống). Cần điều trị liên tục trong nhiều tuần cho tới khi hết đau, và chú ý kết hợp với thuốc giảm đau. Các nguyên nhân khác gây đau tại Viêm màng nhĩ tạo bóng nước – Đây là một nguyên nhân khác gây đau tai dữ dội. Nhiễm virus (có thể là virus cúm) sẽ gây nên tình trạng nổi bóng nước và xuất huyết tại màng nhĩ (Hình 2.16) và ống tai ngoài. Thường kèm dịch tai giữa (có thể lẫn máu) và khó phân biệt với một tình trạng viêm tai giữa. Vì lý do đó, chúng ta có thể chỉ định kháng sinh, nhưng thuốc duy nhất cần dùng trong trường hợp này là một thuốc giảm đau mạnh. Hội chứng Ramsay Hunt – Đây là một bệnh lý hiếm nhân do varicella-zoster virus, triệu chứng có thể gồm phát đột ngột, kèm theo nổi ban (do herpes) trên vành gặp, nguyên yếu mặt khởi tai (Hình 9.1). ND: Đây là một test được dùng phổ biến trong lĩnh vực Y học phân tử. Test này có độ nhạy cao hơn nhiều so với X-quang, CT và MRI trong phát hiện gãy xương, và là test có độ nhạy cao nhất trong phát hiện các khối u xương. Test này cũng đóng vai trò quan trọng trong phát hiện nhiễm trùng ở xương và khớp. ° ° O (b) Hình 2.16 Viêm màng nhĩ tạo bóng nước: đây là tình trạng nhiễm virus ở tại. Đau quy chiếu khác Nếu ống tai ngoài và màng nhĩ bình thường, và sự di động của màng nhĩ cũng bình thường khi khám bằng đèn soi tại có bơm hơi, thì triệu chứng đau tại không thể do bệnh lý từ tai. Đau tại có thể do các cơ quan sử dụng chung đường thần kinh cảm giác với tai ngoài hoặc tai giữa (Hình 2.17). Đau có thể do: Hầu miệng (dây thần kinh IX – thiệt hầu) trong viêm amiđan cấp tính hoặc carcinoma vùng 1/3 sau của lưỡi. - Hầu thanh quản (dây thần kinh X – lang thang) trong carcinoma vùng xoang lê. Răng cối hàm trên, khớp thái dương-hàm hoặc tuyến mang tai (dây thần kinh V – sinh ba, nhánh hàm dưới). Các nguyên nhân do tuyến mang tai thường sẽ phát hiện dễ dàng; tuy nhiên nếu nguyên nhân có răng khôn (bị kẹt) thường khó phát hiện hơn. Bệnh lý khớp thái dương-hàm thường xảy ra sau khi thay đổi thói quen nhai do mọc răng, nhổ răng hoặc cạo răng. Cột sống cổ (C2 và C3). Đau thường trở nặng hơn về đêm khi tư thế của đầu không được thoải mái. Chúng ta có thể hỗ trợ bằng cách kế thêm gối bên cạnh cổ trong khi ngủ. 14 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng Đốt sống. cổ Vùng Khớp thái dương hàm Răng khôn (ở hàm dưới) Amiđan khẩu cải Luōi hầu thanh quȧn Các nguyên nhân do thần kinh Nếu không có bệnh lý viêm ở tai và không có bệnh lý ở những vùng có thể gây đau quy chiếu lên tai, các nguyên nhân còn lại bao gồm: đau thần kinh vùng lưỡi-hầu, triệu chứng gồm đau như cắt ở tại khởi phát khi chúng ta chạm đến một vùng trigger’ (cò súng) nằm trong vùng chi phối cảm giác của dây thần kinh sọ IX nằm ở phía sau hầu; và đau thần kinh dạng migraine, thường gặp hơn ở bệnh nhân nam trẻ tuổi. Tâm lý Thường chúng ta không thể phát hiện được nguyên nhân nào và có thể tại bị đau liên quan đến trầm cảm, chúng ta có thể điều trị thử với các thuốc chống trầm cảm. Tài liệu đọc thêm Gleeson M (ed.) (2008) Scott-Brown\u0027s Otorhinolaryngology, Head and Neck Surgery, 7th edn, Vol. 3 (part 19): The ear, hearing and balance. Hodder, London. Hình 2.17 Nguồn gốc gây đau quy chiếu. Jerome O, Klein MD Is Acute Otitis Media a Treatable Disease? Editorial. N Engl J Med 2011;364:2. Ludman H, Wright T (eds) (1998) Diseases of the Ear, 6th edn. Arnold-Hodder Headline, London. Williams RL, Chalmers TC, Stange KC, Chalmers FT, Bowin SJ. Use of antibiotics in preventing recurrent acute otitis media and in treating otitis media with effusion: a meta-analytic attempt to resolve the brouhaha. JAMA 1993;270:1344-51. www.nhs.uk/conditions/otitis-media www.nhs.uk/Conditions/Otitis-externa www.uptodate.com/contents/malignant-necrotizing-external-otitis www.gpnotebook.co.uk/medwebpage.cfm

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Khám tai mũi họng
  • Đau tai
  • Chảy dịch tai
  • Nghe kém người lớn
  • nghe kém ở trẻ em
  • ù tai
  • chóng mặt
  • liệt mặt
  • đau vùng mặt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    rối loạn ngôn ngữ diễn đạt - tâm lý y học

    phác đồ BV Tâm Thần - TP HCM.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tuổi già và những thay đổi của cơ thể người lớn tuổi

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    hoàn thành khám phụ khoa

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    An toàn người bệnh ngoại trú
    3- AI trong quản lý người bệnh và y học cá thể hóa
    Vai trò của bác sĩ gia đình
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space