Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


đau vùng mặt

(Tham khảo chính: Nguyễn Thị Ngọc Dung )

CHƯƠNG 10 Đau Vùng Mặt Lisha McLelland và Nick S. Jones Nottingham University Hospitals, Queen\u0027s Medical Centre Campus, Nottingham, UK TỔNG QUAN • Muốn chẩn đoán chính xác, chúng ta cần hỏi bệnh sử kỹ lưỡng. • Nếu không có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu chứng nào ở mũi, thì đau mặt thường không phải do bệnh lý xoang. • Những bệnh nhân có CT-scan bình thường thì thường nguyên nhân đau không phải do bệnh lý viêm mũi-xoang (bản thân những thay đổi trên CT-scan không đủ chẩn đoán một tình trạng viêm mũi-xoang). • Nếu không thể chẩn đoán ngay trong lần khám đầu tiên, chúng ta có thể yêu cầu bệnh nhân theo dõi triệu chứng của mình và ghi lại trong sổ, sau đó thử điều trị nội khoa và đánh giá lại (trong những lần khám sau). • Nếu bệnh nhân có đau mặt kèm nghẹt mũi và mất mùi, và triệu chứng nặng hơn khi bị cảm lạnh hoặc đi máy bay, thì nhiều khả năng sẽ giúp ích được cho họ khi đi khám bác sĩ chuyên khoa mũi-xoang, hoặc nếu vẫn thất bại, thì có thể tiến hành phẫu thuật. • Bệnh nhân có dịch tiết mủ (từ mũi) và đau mặt thường sẽ cải thiện khi chúng ta điều trị nhằm đến một tình trạng viêm mũi-xoang. Đối với những bệnh nhân đau mặt chúng ta cần chẩn đoán đúng nhằm tránh điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa không cần thiết. Đa số bệnh nhân nghĩ rằng xoang là nguyên nhân gây đau vùng mặt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng viêm mũi-xoang thường không phải là nguyên nhân gây đau vùng mặt. Chúng ta cần tiếp cận bệnh nhân một cách hệ thống; có thể sử dụng cách tiếp cận theo vị trí cơ-thể-học hoặc theo cơ chế bệnh học. Cách tiếp cận theo cơ thể học sẽ tập trung vào các chi tiết bệnh sử như vị trí cơn đau, vd. mũi, xoang, răng, khớp thái dương-hàm hoặc mắt. Một cách tiếp cận khác là dựa trên bệnh học, chúng ta có thể tham khảo ví dụ trong Bảng 10.1. Khi kết hợp cả hai cách tiếp cận, chúng ta sẽ có 7 nhóm của triệu chứng đau vùng mặt: đau mũi, đau răng, đau do mạch máu, đau thần kinh, đau vùng giữa mặt, đau mặt không điển hình và đau thứ phát do u. Chúng ta cần hỏi bệnh sử kỹ mới có thể chẩn đoán chính xác. Tám câu hỏi sau sẽ giúp chúng ta có được thông tin cơ bản để tiến hành chẩn đoán. 1 Vị trí cơn đau? Yêu cầu bệnh nhân chỉ vào vị trí đau, điều này giúp định khu được cơn đau và cử chỉ của bệnh nhân sẽ cung cấp cho chúng ta thêm thông tin về bản chất cơn đau và tầm quan trọng của yếu tố cảm xúc đối với mỗi bệnh nhân cụ thể. Kiến Thức Cơ Bản TẠI MŨI HỌNG. Ấn bản lớn 6. Biên tập bởi Harold Ludman \u0026 Patrick J. Bradley, • 2013 Johny Wiley \u0026 Sons, Ltd. SDmedia và CIPPS phát hành năm 2014. Bảng 10.1 Cách tiếp cận theo bệnh học. Ví dụ Viêm mũi-xoang cấp tính Nhiễm trùng Áp-xe răng, viêm mũi-xoang cấp tính Viêm Chấn thương Gây xương chính mũi U Mạch máu Thần kinh Do điều trị Vô căn Các khối u nội sọ Migraine Đau thần kinh sinh ba, nhức đầu do căng, đau vùng giữa mặt Phẫu thuật Đau mặt không điển hình 2. Đau có lan không? Cơn đau lan qua khỏi đường giữa, hoặc qua khỏi những vùng chi phối thần kinh đặc hiệu thường ít khi nào có nguyên nhân thực thể. 3 Đặc điểm cơn đau? Cảm giác nặng mặt thường thấy trong nhức đầu do căng cứng hoặc đau vùng giữa mặt. Những bệnh nhân bị migraine thường khai rằng đau như dao đâm, và đau thần kinh thường có đặc tính đau kèm cảm giác nóng rát hoặc gặm nhấm, dày vò. 4. Mỗi cơn đau kéo dài bao lâu/ Bao lâu thì xảy ra một cơn? Cơn đau xảy ra liên tục hay từng cơn? Đau có xảy ra mỗi ngày, hoặc có một thời điểm cụ thể nào không, hoặc đau có tăng dần không? Một hiểu lầm thường gặp là cơn đau migraine chỉ kéo dài vài giờ, nhưng đôi khi nó có thể kéo dài tới 72 giờ. Đau đối xứng trong nhiều tuần ở vùng má, vùng sau mắt, sống mũi hoặc vùng trán thường là do đau vùng giữa mặt hơn là do viêm mũi-xoang. Thời điểm xuất hiện cơn đau cũng có thể giúp gợi ý đến chẩn đoán. Vd. bệnh nhân bị đánh thức vào buổi sáng do đau mặt dữ dội và kéo dài \u003c1 giờ giúp chúng ta hướng tới nhức đầu theo cụm. Cần phải loại trừ một sang thương trong nội sọ nếu bệnh nhân có nhức đầu tăng dần kèm buồn nôn hoặc nôn vọt (không gắng sức). 5 Yếu tố khởi phát cơn đau? Đau một bên sau khi cảm lạnh và kèm theo nghẹt mũi và chảy mũi liên tục là dấu hiệu hướng tới một tình trạng viêm mũi-xoang. 6 Yếu tố làm giảm đau? Bệnh nhân đã điều trị gì và đáp ứng như thế nào. Nhức đầu do căng cứng sẽ không đáp ứng với thuốc giảm đau, còn bệnh nhân bị migraine thường khai rằng khi nằm yên trong phòng tối sẽ giúp bớt đau. 7 Có triệu chứng đi kèm nào không? Đau kèm theo buồn nôn là đặc điểm của migraine (tuy nhiên, không đủ để chẩn đoán). Chảy nước mắt cùng bên, chảy mũi hoặc nghẹt mũi có thể gặp trong nhức đầu do thần kinh sinh ba. 53 54 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng 8 Tác động đến cuộc sống và giấc ngủ hằng ngày? Nếu bệnh nhân mô tả cơn đau dữ dội (không chịu được), tuy nhiên vẫn có thể ngủ bình thường, chúng ta nên chú ý đến đau mặt không điển hình khi chẩn đoán phân biệt. Đau mặt thường có kèm theo yếu tố cảm xúc. Đối với một số trường hợp, đau mặt có thể bị ảnh hưởng nặng bởi cảm xúc tiêu cực, lo âu, hoặc yếu tố tâm lý có thể làm triệu chứng nặng hơn trên những bệnh nhân có bệnh lý, chấn thương, hoặc phẫu thuật. Khi có ảnh hưởng của yếu tố tâm lý lên cơn đau thì không có nghĩa là không có bệnh thực thể, nhưng đây là chống chỉ định tương đối của phẫu thuật. Nếu có khác biệt lớn giữa sang chấn thực thể và cách mô tả của bệnh nhân đối với cơn đau [ND: có thể hiểu nôm na là bệnh thì ít, nhưng than đau nhiều], thì yếu tố thực thể có thể chỉ đóng vai trò nhỏ đối với những trường hợp này. Nếu không thể chẩn đoán rõ ràng, chúng ta có thể hỏi lại bệnh sử kỹ hơn trong lần khám sau, cũng như yêu cầu bệnh nhân ghi lại triệu chứng của mình trong sổ để tiện theo dõi. Khám lâm sàng Quá trình khám cần bao gồm soi mũi trước và nội soi mũi de xoang đánh giá khoang mũi, lỗ thông xoang và khoang mũi sau. Kết quả thường sẽ bình thường. Chúng ta cần khám mắt, tai, khoang miệng và mặt nếu có chi tiết nào nghi ngờ trong hỏi bệnh sử. Cận lâm sàng Chúng ta có thể tình cờ gặp một số kết quả bất thường khi tiến hành chụp phim, và điều này khiến CT-scan và MRI ít hữu dụng trong chẩn đoán nguyên nhân đau mặt. Cần lưu ý rằng 1/3 những bệnh nhân không có triệu chứng sẽ có biểu hiện thay đổi niêm mạc trên CT-scan, và do đó những hình ảnh thay đổi trên CT-scan không đủ để chẩn đoán một tình trạng viêm mũi-xoang. Nếu chúng ta chỉ định chụp phim, bất cứ một dấu hiệu dương tính nào cũng nên được xem xét thận trọng và phải kết hợp với bệnh sử cũng như kết quả nội soi xem có phù hợp không. Chẩn đoán Nhiễm trùng Nhiễm trùng mũi và xoang Viêm xoang cấp thường xảy ra sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên cấp tính. Đau thường là một bên, dữ dội, có kèm sốt và nghẹt mũi một bên, và có thể chảy dịch mủ từ mũi. Viêm xoang mạn tính thường không đau, nhưng có nghẹt mũi do niêm mạc phì đại, và có chảy dịch mủ liên tục. Một đợt cấp tính có thể gây đau, nhưng triệu chứng này thường chỉ kéo dài vài ngày. Bệnh nhân thường mô tả đau và cảm giác nặng mặt một bên quanh khóe mắt trong, mặc dù một số trường hợp có thể gây đau dữ dội hơn, và trong viêm xoang hàm chúng ta thường gặp sâu răng. Trước đây, người ta cho rằng khi cúi người về trước nếu làm triệu chứng đau tăng lên thì có thể chẩn đoán là viêm xoang, nhưng thực sự là có nhiều loại đau mặt vẫn sẽ tăng lên khi thực hiện động tác này. Chúng ta cần lưu ý điểm mấu chốt trong bệnh sử của đau mặt do xoang là có sự liên quan với các triệu chứng ở mũi, và có đáp ứng với điều trị nội khoa. Sưng mặt hiếm gặp và thường là do các nguyên nhân khác như nhiễm trùng răng. Nội soi mũi xoang rất có ích để chẩn đoán hoặc loại trừ viêm xoang. Nếu kết quả cho thấy hốc mũi bình thường, không có bằng chứng của mủ hoặc dịch nhầy ở khe mũi giữa hoặc những biến đổi viêm, thì hiếm khi nào đau là do xoang. Đối với những bệnh nhân bị đau mặt từng đợt, chúng ta có thể yêu cầu quay lại để nội soi khi có triệu chứng. Ở những bệnh nhân có viêm xoang thực sự, trên 75% trường hợp sẽ giảm đau mặt sau khi phẫu thuật nội soi mũi | xoang. Nhiễm trùng răng Đây là một nguyên nhân gây đau vùng mặt và sưng nề. Tuy nhiên, thường sẽ có dấu hiệu lâm sàng như răng đau khi gõ vào hoặc vùng nướu xung quanh bị viêm. Nhiễm trùng mắt Đau ổ mắt có thể là do viêm màng mạch, viêm kết mạc và glaucoma. Bệnh lý liên quan đến thần kinh thị giác sẽ gây giảm thị lực và màu sắc. Viêm Mũi và xoang Đau vùng mặt và không có bất kỳ triệu chứng nào của mũi thường không phải là do viêm xoang. Đau mặt thoáng qua kèm theo các triệu chứng khác của viêm mũi-xoang có thể gây cho bệnh nhân cảm giác nặng mặt hơn khi đi máy bay, lặn hoặc trượt tuyết, nhưng tình trạng này sẽ tự hết khi áp suất trong lòng xoang cân bằng thông qua cơ chế thẩm thấu với hệ mạch máu xung quanh. Hiện người ta chưa thấy bằng chứng rõ ràng nào về sự hiện diện của một áp lực âm (chân không) trong lòng xoang có thể gây đau kéo dài. Hiện nay người ta cũng nghi ngờ về các thuyết giải thích nguyên nhân gây đau mặt do điểm tiếp xúc\u0027, do tỉ lệ có điểm tiếp xúc ở những người không có triệu chứng và có triệu chứng không có sự khác biệt nào. Và ở những bệnh nhân có triệu chứng, nếu họ chỉ bị đau một bên, thì có đến 50% những trường hợp này cũng sẽ có điểm tiếp xúc ở bên đối diện (không đau). Không có bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể mà sự tiếp xúc giữa niêm mạc-niêm mạc lại gây đau. Người ta từng nói rằng các biến thể về cơ thể học trong mũi/xoang là nguyên nhân gây đau, nhưng các nghiên cứu bệnh chứng đã cho thấy rằng tỉ lệ những biến thể này là như nhau ở nhóm có triệu chứng và nhóm không có triệu chứng. Đau răng Đau xuất phát từ tủy răng thường mơ hồ, khó xác định ví trí, và có khuynh hướng lan nơi khác. Bất thường ở răng-men răng thường gây đau nhói và khu trú. Người ta rất hay cho rằng đau vùng hàm trên là do răng hoặc do xoang, và trong một số trường hợp bệnh nhân phải nhổ răng nhiều lần hoặc phẫu thuật xoang và không thấy kết quả gì thì mới biết đó là đau do thần kinh, chúng ta thường gọi là ‘đau răng ảo tưởng. Điều quan trọng cần nhớ là chúng ta không nên tiến hành phẫu thuật hoặc nhổ răng khi chưa có bằng chứng khách quan chứng tỏ nguyên nhân gây bệnh là gì. Đau khớp thái dương-hàm Rối loạn ở khớp thái dương hàm thường bị một bên (90%) và thường xảy ra ở người trẻ có tiền căn nghiến răng (vd. khi ngủ), chấn thương, mới làm răng gần đây, lo âu, hôn quá nồng nhiệt hoặc kẹp điện thoại giữa hàm và vai khi nói chuyện. Triệu chứng đau là do có thắt cơ chân bướm, đau có tính chất mơ hồ và có thể lầm lẫn với đau răng hoặc đau tai. Thường đau có thể lan xuống hàm hoặc vùng mặt hoặc thái dương. Tiếng lạo xạo vùng khớp thái dương hàm không \u0027ND Điểm tiếp xúc xảy ra khi một số cấu trúc trong mùi đe op lên nhau (vì vạch ngàn và cuống mũi trên, gai vách ngăn và cuống mũi dưới) Chung ta có thể chấn đoàn bang nội soi hoặc CT-scan Đau Vùng Mặt 55 phải là một dấu chứng đáng tin cậy, tuy nhiên cứng hàm và lệch hàm (khỏi đường giữa) khi há miệng giúp chúng ta xác nhận chẩn đoán; bệnh nhân có thể đau khi chúng ta sở vào khớp. Đau liên quan đến mắt Tật khúc xạ ở mắt không được điều chỉnh có thể gây nhức đầu, nhưng thường vấn đề này được phóng đại thái quá. Đau khi cử động mắt là dấu hiệu gợi ý đến viêm dây thần kinh thị giác hoặc viêm củng mạc. Chúng ta cần phát hiện được glaucoma cấp tính, vì nó có thể gây đau mắt dữ dội và nhức đầu. Bệnh nhân có thể thấy những quầng hào quang quanh nguồn sáng, cảm thấy không khỏe và nôn ói. Một điểm quan trọng là cần kiểm tra thị lực của bệnh nhân để đánh giá bệnh lý trong ổ mắt, và nếu thị lực bất thường khi mang kính (nếu bệnh nhân đang mang kính), chúng ta cần hội chẩn thêm với bác sĩ nhãn khoa. Chấn thương Sau chấn thương hoặc đau ngoại khoa Đôi khi đau có thể kéo dài sau khi bị gãy xương mũi hoặc phẫu thuật vùng mũi. Có thể sự tái sinh thần kinh ngoại biên hoặc sự cắt đứt các dây thần kinh hướng tâm sẽ làm ảnh hưởng đến phức hợp nhân phụ trách cảm giác ở vùng não sinh ba (nằm ở cuống não), từ đó gây nên đau do thần kinh. Tuy nhiên, tác động của yếu tố tâm lý của việc bị tấn công, kiện cáo hoặc không hài lòng với kết quả phẫu thuật cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau. Khối u Hiếm khi nào khối u vùng đầu và mặt lại biểu hiện với triệu chứng đau. Khi đau là một triệu chứng trong bệnh lý u, thì bệnh thường có bản chất tiến triển (theo thời gian), và thường có liên quan với các triệu chứng nghi ngờ hoặc triệu chứng thần kinh khu trú. Các sang thương ác tính của mũi và xoang, vd. Carcinoma và u hắc tố có thể không có triệu chứng tới khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn muộn. Mạch máu-thần kinh Đau đầu do hệ tự chủ của thần kinh sinh ba (trigeminal autonomic cephalgias) Nhức đầu từng cụm (cluster headache) Nhức đầu từng cụm có biểu hiện điển hình là đau một bên rất dữ dội, cảm giác như dao đâm hoặc nóng rát, có thể xảy ra ở vùng trán, thái dương, ổ mắt, hoặc vùng trên má (Hình 10.1). Có thể có các triệu chứng kèm theo cùng bên (mặt), vd. chảy mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt hoặc sung huyết kết mạc và các dấu hiệu như co đồng tử, phù mi mắt, đỏ mặt và đổ mồ hôi. Bệnh lý này thường gặp ở đàn ông từ 30-50 tuổi. Bệnh nhân bị đánh thức dậy vào sáng sớm (do cơn đau), thường đi quanh phòng với cảm giác lo lắng, và cơn đau kéo dài từ 30 phút đến 2 tiếng. Bệnh lý này có thể khởi phát khi uống rượu. Đau nửa đầu kịch phát mạn tính (chronic paroxysmal hemicrania) Đau nửa đầu kịch phát mạn tính là một cơn đau dữ dội xảy ra ở phụ nữ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Vị trí có thể ở vùng trán, ổ mắt, má hoặc vùng thái dương, kéo dài khoảng 30 phút. Bệnh nhân có thể bị nhiều cơn đau trong vòng 24 giờ và có các triệu chứng cùng bên như chảy mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt hoặc sung huyết kết mạc và các dấu hiệu như co đồng tử, phù mi mắt, đỏ bừng mặt và đổ mồ hôi, tương tự như nhức đầu từng cụm. Chúng ta cần điều trị thử với Indomethacin, nếu có đáp ứng thì đó là một yếu tố giúp chẩn đoán. Đau như đảm Nóng rát Sup mi Mắt đỏ Chảy nước mắt Mũi khô, hoặc chảy mũi Đau một bên Hình 10.1 Các đặc điểm của nhức đầu từng cụm. Hội chứng SUNCT (short-lasting unilateral neuralgiform headache attacks with conjunctival injection and tearing) SUNCT là một hội chứng với những cơn đau ngắn, xảy ra thường xuyên, đau có tính chất một bên (mặt), kéo dài từ vài giây đến vài phút, có kèm theo chảy nước mắt và sung huyết kết mạc. Migraine Migraine gây đau đầu dữ dội, và một tỉ lệ nhỏ có thể gặp đau ở vùng má, ổ mắt và trán. Đây là một cơn đau dữ dội, kèm theo mạch đập, và có thể kéo dài tới 72 giờ. Cơn đau migraine có thể xảy ra kèm hoặc không kèm theo ‘các dấu hiệu tiền triệu (báo trước)”. Đối với migraine kèm theo aura, hiện có nhiều bằng chứng cho thấy vai trò của hiện tượng thay đổi mạch máu (giảm thể tích lan tỏa (spreading oligaemia]); tuy nhiên, đối với migraine không kèm aura, ngày càng có nhiều chứng cứ ủng hộ vai trò của những chất dẫn truyền thần kinh, đầu tận của các dây thần kinh ngoại biên và hiện tượng tăng hoạt bên trong hệ thần kinh trung ương. Migraine luôn đi kèm buồn nôn và có thể có liên quan với sợ ánh sáng và sợ âm thanh. Trước khi hành kinh, chế độ ăn, stress hoặc khi hết stress đều có thể là những yếu tố thúc đẩy vào một cơn migraine kinh điển. Thường có tiền căn gia đình bị migraine. Điều trị với các thuốc nhóm triptans sẽ có hiệu quả trong các đợt cấp tính. Chúng ta có thể dùng pizotifen hoặc B-blockers để điều trị dự phòng. Thần kinh Nhức đầu do căng (tension-type headache) Cơ chế sinh học chính xác của nhức đầu do căng vẫn chưa được hiểu rõ nhưng người ta cho rằng các cơ chế đau trung tâm và đau ngoại biên đóng vai trò then chốt. Những trường hợp bị nhức đầu do căng thường sẽ có cảm giác nặng đầu hoặc cảm giác siết chặt vùng đầu, nhưng không kèm theo cảm giác mạch đập. Vị trí thường gặp là vùng trán, thái dương, và vùng chẩm (Hình 10.2). Bệnh lý này có thể xảy ra từng cơn hoặc mạn tính (\u003e15 ngày/tháng, \u003e3 tháng), và hiếm khi nào đáp ứng với các thuốc NSAIDs. Trong một trường hợp điển hình, bệnh nhân đã uống nhiều thuốc giảm đau nhưng không thấy đáp ứng nhiều. Chúng ta cũng thường thấy tăng dị cảm ở da hoặc cơ vùng trán, và đau khi sờ trên đầu. Đa số bệnh nhân với rối loạn này sẽ đáp ứng với amitriptyline liều thấp, nhưng cần 6-8 tuần thuốc mới cho thấy hiệu quả và cần điều trị trong 6 tháng. Chúng ta nên báo cho bệnh nhân biết rằng amitriptyline cũng được dùng với liều cao hơn để điều trị các bệnh lý khác, vd. trầm cảm. Nếu thất bại với amitriptyline, chúng ta có thể thử điều trị với gabapentin hoặc pregabalin. \u0027ND: Đây là một cảm giác chủ quan của bệnh nhân đánh dấu sự bắt đầu khởi phát và một cơn kịch phát trong một bệnh lý thần kinh nào đó, đặc biệt là một con diat hoas mót can migraine. 56 Kiến Thức Cơ Bản Tai Mũi Họng Đau nặng đầu hai bên Vùng chầm Điểm gây đau Hình 10.2 Lược đồ minh họa các đặc điểm của nhức đầu do căng. Đau vùng giữa mặt Đau vùng giữa mặt gây cảm giác nặng mặt hoặc thắt nghẹt đối xứng, vị trí tại 1/3 giữa của mặt, và chúng ta có thể gặp kèm theo nhức đầu do căng. Một số bệnh nhân có thể than phiền thấy nghẹt mũi, nhưng về mặt thực thể thì mũi không nghẹt. Cảm giác nặng mặt xảy ra tại sống mũi, hai bên mũi, vùng quanh hoặc sau ổ mắt, hoặc vùng má (Hình 10.3). Cơn đau kéo dài vài giờ hoặc có thể đau liên tục. Bệnh nhân có thể tăng dị cảm da và mô mềm tại vùng bị đau khi thăm khám, và chỉ sờ nhẹ cũng đủ làm bệnh nhân khó chịu. Đôi khi bệnh nhân cảm giác mặt của mình bị phồng lên, nhưng khi thăm khám chúng ta không thấy bằng chứng nào của hiện tượng này và của bệnh lý xương nằm bên dưới. Kết quả nội soi mũi xoang và CT-scan xoang đều bình thường. Các yếu tố làm tăng và giảm cơn đau không rõ ràng. Do vậy, đau vùng giữa mặt có tất cả đặc điểm của nhức đầu do căng, ngoại trừ nó xảy ra tại vùng giữa của mặt. Đa số bệnh nhân bị tình trạng này sẽ đáp ứng với amitriptyline liều thấp và được điều trị giống như là nhức đầu do căng. Dường như cơ chế bệnh sinh của rối loạn này tương tự như nhức đầu do căng. Một điều thú vị là, nếu chúng ta phẫu thuật sai để điều trị bệnh lý này, thì triệu chứng đau có thể giảm tạm thời, và chỉ xuất hiện trở lại sau vài tuần đến vài tháng. Đau dây thần kinh sinh ba Đau thần kinh sinh ba thường gặp ở phụ nữ \u003e40 tuổi, tỉ lệ cao nhất trong khoảng 50-60 tuổi. Bệnh nhân khai rằng trong những đợt kịch phát, cơn đau nhói dữ dội khi kích thích một điểm gây đau đặc hiệu, mặc dù sẽ có những khoảng trơ kéo dài \u003e30 giây (giữa những đợt kích thích). Trong \u003e1/3 số bệnh nhân, đau sẽ xảy ra ở cả nhánh hàm trên (V2) và hàm dưới (V3), khoảng 1/5 số trường hợp sẽ đau giới hạn ở khu vực do nhánh hàm dưới chi phối, và trong 3% sẽ biểu hiện đau ở nhánh mắt (V1). Những điểm gây đau điển hình là môi và nếp mũi-môi, nhưng cũng có thể đau khi chạm vào nướu (lợi). Bệnh thường tự thoái lui nhưng cũng có thể gia tăng về tần suất và cường độ. Chúng ta điều trị với carbamazepine hoặc gabapentin. Trong những trường hợp không đáp ứng với điều trị, chúng ta có thể cân nhắc mổ giải áp vi mạch hoặc dùng phóng xạ định vị. Ở bệnh nhân \u003c40 tuổi, đau thần kinh sinh ba có nguyên nhân thường gặp nhất là xơ hóa lan tỏa và chúng ta được khuyến cáo chụp MRI. Đau thần kinh sau nhiễm herpes Đau sau nhiễm herpes zoster có thể gặp ở 50% số bệnh nhân cao tuổi. Quá trình phục hồi có thể kéo dài nhiều tháng. Điều trị với thuốc kháng virus trong đợt cấp có thể giúp giảm triệu chứng và giúp kiểm soát đau sớm hơn. Vô căn Đau vùng mặt không điển hình là một chẩn đoán miễn cưỡng, và chỉ nên dùng sau khi đã loại trừ các bệnh thực thể. Bệnh sử thường mơ hồ và rời rạc, còn cơn đau lan tỏa rộng từ mặt xuống những khu vực khác ở đầu và cổ. Đau thường nằm ở trong sâu và khó định nghĩa, có thể thay đổi vị trí, không thể giải thích được trên cơ sở cấu trúc cơ thể học, xảy ra hầu như mỗi ngày và thỉnh thoảng cách quãng, đôi lúc lại xảy ra liên tục, không có yếu tố khởi phát và không đáp ứng khi dùng thuốc giảm đau. Những câu hỏi cụ thể để khai thác triệu chứng thường nhận được những câu trả lời mơ hồ. Cơn đau không làm bệnh nhân tỉnh dậy khi ngủ, và mặc dù bệnh nhân khai rằng họ không thể (d) (b) (c) (e) Hình 10.3 (a)-(f) Sự phân bố của triệu chứng nặng mặt đối xứng trong đau vùng giữa mặt. (f) Đau Vùng Mặt 57 ngủ, nhưng chúng ta thường thấy bệnh nhân vẫn khỏe mạnh. Thường gặp ở phụ nữ \u003e40 tuổi. Bệnh nhân có thể có tiền căn bị các hội chứng đau khác và hồ sơ cho thấy không đáp ứng (hoặc đáp ứng rất ít) dù đã được điều trị với nhiều phương pháp khác nhau. Nhiều bệnh nhân với triệu chứng đau vùng mặt không điển hình có dấu hiệu rối loạn tâm lý hoặc tiền sử bị trầm cảm và không thể sinh hoạt được bình thường do đau. Điều trị những trường hợp như vậy rất khó khăn và nếu đối đầu thì hầu như chúng ta sẽ luôn làm cho tình hình trầm trọng hơn. Chúng ta nên bắt đầu bằng cách trấn an với bệnh nhân rằng chúng ta biết bệnh nhân có đau thực sự, nên tham vấn cởi mở và chia sẻ với họ kèm theo giải thích rõ ràng. Điều trị nội khoa gồm tăng dần liều thuốc giảm đau và kết hợp với thuốc chống trầm cảm amitriptyline (75-100 mg) vào ban đêm. Kết luận Đa số bệnh nhân đến khám vì đau mặt và nhức đầu đều tin mình có vấn đề về xoang’. Ngày càng có nhiều bác sĩ Tai-Mũi-Họng ý thức được rằng các nguyên nhân thần kinh chiếm một phần lớn các trường hợp nhức đầu và đau mặt. Chúng tôi tin rằng những bệnh nhân có biểu hiện đau mặt nhưng không có bằng chứng khách quan nào của bệnh lý xoang (vd. nội soi bình thường) sẽ không cải thiện gì khi chúng ta điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật nhắm vào bệnh lý xoang. Ở những trường hợp này, chúng ta nên cân nhắc đến những chẩn đoán khác và điều trị nội khoa phù hợp tùy bệnh lý. Chúng ta cần khám lâm sàng kỹ bao gồm luôn nội soi mũi xoang để xác nhận hoặc loại bỏ chẩn đoán viêm Mối liên quan giữa bất kỳ sự bất thường cơ thể học nào, vd. concha bullosa\u0027 hoặc vẹo vách ngăn với triệu chứng đau mặt đều đã bị bác bỏ, và chúng ta nên tránh phẫu thuật ở những trường hợp này. xoang. \u0027ND: Là một nang (thường chứa khí) nằm trong cuốn mũi giữa. Thỉnh thoảng chúng ta sẽ gặp cấu trúc này trong viêm xoang mạn tính. Tài liệu đọc thêm Abu-Bakra M, Jones NS. The prevalence of nasal contact points in a population with facial pain and a control population. J Laryngol Otol 2001;115:629-32. Daudia A, Jones NS. Facial migraine in a rhinological setting. Clin Otolaryngol 2002;27:521-5. Hughes R, Jones NS. The role of endoscopy in outpatient management. Clin Otolaryngol 1998;23:224-6. Jensen R, Olesen J. Tension-type headache: an update on mechanisms and treatment. Curr Opin Neurol 2000;13:285-9. Jones NS. Midfacial segment pain: implications for rhinitis and sinusitis. Curr Allergy Asthma Rep 2004;4:187-92. Khan O, Majumdar S, Jones NS. Facial pain after sinus surgery and trauma. Clin Otolaryngol 2002;27:171-4. Marshall A, Jones NS. The utility of radiological studies in the diagnosis and management of rhinosinusitis. Curr Infect Dis Rep 2003;5:199-204. Scully C, Felix DH. Oral Medicine: orofacial pain. Br Dental J 2006;200:75-80. Renton T. An update on pain. Br Dental J 2008;204:335-8. Sessle BJ. Acute and chronic craniofacial pain: brainstem mechanisms of nocioceptive transmission and neuroplasticity, and other clinical correlates. Crit Rev Oral Biol Med 2000;11(1):57-91. B, West NS. Jones Endoscopy-negative, computed tomography-negative facial pain in a nasal clinic. Laryngoscope 2001;111:581-6. Olesen J et al. The International Classification of Headache Disorders (2nd edn). Cephalgia 2004;24 Suppl 1:1-160. Woodford TM, Jones NS. In Scott-Brown\u0027s Otorhinolaryngology, Head and Neck Surgery, Vol. 3, Part 13, Chapter 135:1718-28 (ed. M. Gleeson), Arnold-Hodder, London, 2008.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Khám tai mũi họng
  • Đau tai
  • Chảy dịch tai
  • Nghe kém người lớn
  • nghe kém ở trẻ em
  • ù tai
  • chóng mặt
  • liệt mặt
  • đau vùng mặt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Dự phòng lây truyền giang mai từ mẹ sang con

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    XỬ TRÍ TÍCH CựC GIAI ĐOẠN 3 CủA CUỘC CHUYểN DẠ

    2919/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sùi mào gà

    5185/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG MỐI QUAN HỆ TƯƠNG HỖ GIỮA NGƯỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ CỘNG ĐỒNG VÀ TƯ VẤN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN
    Điều trị
    video
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space