Khi hơi bị ứ trong quai ruột tại vùng góc gan hoặc góc lách, ấn chẩn vùng bụng này sẽ làm đau tăng thêm và bệnh nhân có thể có than lên vùng ngực (đau ngực giả gặp trong trường hợp đau ở góc lách) hoặc khó chịu vùng túi mật (trong trường hợp đau vùng góc gan). Trong các trường hợp này, khai thác thông tin lâm sàng chi tiết xem bệnh nhân có than phiền đánh hơi nhiều không, và quan trọng nhất là triệu chứng đau bụng có giảm nhanh khi đánh hơi hay không vì đây là dấu hiệu minh chứng cho tình trạng ứ khí trong quai ruột.
Các triệu chứng khác của hệ tiêu hóa cần được đánh giá một cách hệ thống: nhu động ruột, tình trạng đau bụng khu trú hay toàn thể, chướng bụng phân biệt với báng bụng (có dịch trong khoang ổ bụng), tiêu chảy – táo bón, tính chất phân trong đường tiêu hóa, phản ứng thành bụng… Một số bệnh lý có thể gây tình trạng chướng bụng như liệt ruột (phẫu thuật, viêm phúc mạc, viêm tụy cấp, viêm túi mật cấp), tắc ruột (có tiền căn can thiệp phẫu thuật đường ruột), lồng ruột (ở trẻ nhỏ < 3 tuổi), viêm ruột trong hội chứng lỵ trực khuẩn – ký sinh trùng, rối loạn dung nạp lactose, hội chứng đại tràng kích thích (thường kèm theo dấu chứng của tình trạng mất ngủ, stress, tiêu chảy xen kẽ táo bón)…
|