Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Sinh lý bệnh

(Tham khảo chính: ICPC )

2.2.1.    Lớp màng nhầy
Niêm mạc mũi là một lớp tế bào chuyên biệt lót mặt trong của mũi. Bề mặt tế được bao phủ và bảo vệ bởi một lớp dịch nhầy. Lớp dịch nhầy này có nhiều chất khác nhau, tham gia cùng với các cơ chế khác để giúp làm sạch mũi. 
Cơ chế làm việc của lớp dịch nhầy là giúp bẫy các hạt bụi trong không khí hít vào, cuộng chất dơ lại, đẩy khối chất dơ này về phía mũi sau, sau đó đưa xuống vùng hầu, và cuối cùng được nuốt xuống dạ dày thông qua các động tác nuốt vô thức của thực quản. Hiện tượng này được gọi là thanh thải thông qua vi nhung mao và dịch nhầy. 
Trong điều kiện bình thường, tất cả quá trình này xảy ra tự nhiên, liên tục hằng ngày và hầu như chúng ta không hay biết. Tuy nhiên, một khi có bất cứ thay đổi nào về độ quánh dịch mũi hoặc tăng thể tích dịch mũi, dịch chảy nhiều tràn ra vùng mũi trước, tạo nên triệu chứng chảy mũi mà mọi người thường thấy trong các bệnh lý khác nhau.
2.2.2.    Lớp niêm mạc: 
Niêm mạc mũi vốn rất nhậy cảm và thay đổi đáp ứng với các kích thích của môi trường xung quanh. Ngoài vai trò loại bỏ chất dơ, lớp niêm mạc mũi còn đảm nhận nhiệm vụ sưởi ấp và làm ẩm không khí hít vào. 
Trong điều kiện bình thường, khi chúng ta hít thở, không khí sẽ đi vào các khoảng kẻ giữa các nếp mũi, được sưởi ấm và làm ẩm bởi dịch tiết của lớp niêm mạc này. Để tăng hiệu quả, tăng diện tích tiếp xúc, cơ thể chúng ta đã thiết kế vùng mũi với nhiều nếp gấp (được gọi là các ngách mũi).
Khả năng làm ẩm và làm ấm là nhờ vào cấu trúc mạch máu chuyên biệt tại vùng mũi, đặt biệt tại vị trí cuốn mũi dưới. Mạch máu tại vùng này phát triển nhiều, lưu lượng máu của nhiều. Do đó  nếu các mạch máu này bị giãn quá mức (xung huyết) hoặc bị vỡ gây chảy máu (xuất huyết) tại vùng mũi thì lượng máu mất ra nhanh và nhiều. Tình trạng này thường được biết đến như là tình trạng chảy máu mũi vốn cũng rất thường hay gặp. 
Khi có phản ứng viêm tại mũi vì bất kỳ nguyên nhân nào, lớp niêm mạc bị sưng lên làm nghẹt đường lưu thông của không khí gây khó thở (triệu chứng nghẹt mũi), không ngửi thấy mùi (triệu chứng mất mùi); niêm mạc tăng tiết dịch nhiều gây chảy nước mũi (triệu chứng chảy mũi). Đây là các dấu chứng thường gặp của bệnh viêm mũi nói chung.
 

  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Sinh lý bệnh
  • Thông tin cần lưu ý
  • Nguyên nhân
  • Tư vấn hướng dẫn tự chăm sóc
  • Điều trị
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chuyển dạ sanh thai chết lưu_W91

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
    Phân loại giao tiếp không lời
    Đục thủy tinh thể
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space