Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm bệnh nhân

(Tham khảo chính: ICPC )

Ở trẻ em và trẻ vị thành niên, than phiền mệt mỏi không thường gặp. Nếu xuất hiện, mệt mỏi thường chỉ mang tính chất cấp tính, có thể là tiền triệu hoặc là hậu quả của một bệnh lý nhiễm trùng phối hợp (sốt siêu vi, sởi, sốt xuất huyết, cúm...). Nếu mệt mỏi kéo dài, triệu chứng này có thể liên quan đến các tình trạng như nhiễm mononucleosis, viêm gan siêu vi, lạm dụng chất kích thích, trầm cảm, tình trạng lo lắng. Các bệnh lý như ung thư, bệnh phổi mạn tính, bệnh lý tim mạch, ung thư máu rất hiếm gặp ở trẻ em và trẻ vị thành niên.
Ở người bệnh trưởng thành, mệt mỏi cấp thường do các nguyên nhân nhiễm trùng trong khi mệt mỏi mạn tính lại thường do nguyên nhân trầm cảm và lo lắng.
Ở người bệnh lớn tuổi và người cao tuổi, mệt mỏi thường là biểu hiện của những bệnh thực thể nặng như bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính, thiếu máu, ung thư, rối loạn nội tiết tố. Ví dụ nhưng trường hợp cường giáp dưới lâm sàng, người bệnh có thể đến khám vì than phiền mệt mỏi kéo dài, trong khi các triệu chứng mạch nhanh, run tay, tiêu chảy.... lại không điển hình. Ngoài ra, do nhiều bệnh lý thực thể có thể xuất hiện phối hợp, việc dùng thuốc thường phức tạp (ví dụ như thuốc lợi tiểu quai có thể làm mất kali gây mệt mỏi), đánh giá lâm sàng cần tổng quát để hiểu được cơ chế gây mệt mỏi ở từng người bệnh.

  • Mở đầu
  • Tình huống lâm sàng 1
  • Tình huống lâm sàng 2
  • Định nghĩa
  • Đặc điểm của mệt mỏi mãn tính
  • Các nhóm nguyên nhân
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Khía cạnh tâm lý
  • Đặc điểm bệnh sử
  • Mệt mỏi và triệu chứng đi kèm
  • Khám lâm sàng và cận lâm sàng
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Kết luận
  • Tài liệu đọc thêm
  • Mục tiêu
  • Điều trị
  • câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Bệnh học

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiếng ho có đàm

    kỹ năng.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tư vấn kết quả sàng lọc

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    hãy nghĩ đến sức khỏe tim mạch của bạn trong mỗi bữa ăn
    Tiếp cận chẩn đoán
    59
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space