Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Bệnh cảnh lâm sàng

(Tham khảo chính: 465/QĐ-BYT )

2.1. Thể điển hình
Bệnh diễn biến qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: từ 3 đến 21 ngày (có thể dao động từ 1 - 40 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.
- Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.
- Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:
+ Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.
+ Tiến triển của ban: tuần tự từ dát (tổn thương có nền phẳng) đến sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) đến mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) đến mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng) đến đóng vảy khô đến bong tróc và có thể để lại sẹo.
+ Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 - 1 cm, có thể lớn hơn hoặc tập hợp thành đám.
- Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh mpox thường từ 2 đến 8 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
 

Hình 1. Hình ảnh tổn thương ban giai đoạn sẩn và phỏng nước
(Nguồn: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh)

Hình 2. Hình ảnh tổn thương sâu
(Nguồn: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh)

 

Hình 3. Hình ảnh ban tổn thương loét sâu của người bệnh
(Nguồn: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh)

2.2. Các thể lâm sàng
- Thể không triệu chứng: người nhiễm vi rút mpox không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào.
- Thể nhẹ: các triệu chứng thường hết sau 2 đến 4 tuần mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào.
- Thể nặng: thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch,…), có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh.
- Các biến chứng:
+ Nhiễm trùng da, niêm mạc: viêm mô tế bào, viêm mô mềm hoại tử.
+ Nhiễm trùng giác mạc.
+ Viêm phổi, suy hô hấp.
+ Viêm não.
+ Nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.
+ Viêm tắc mạch bạch huyết.
2.3. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu thay đổi không đặc hiệu:
- Số lượng bạch cầu trong máu có thể bình thường hoặc tăng nhẹ; số lượng bạch cầu lympho thường giảm.
- Tốc độ máu lắng, protein C phản ứng (CRP), procalcitonin (PCT) bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Một số trường hợp có thể tăng nhẹ ALT, AST, CK.
- Trong trường hợp diễn biến nặng có biểu hiện suy chức năng các cơ quan:
+ Cấy máu, cấy dịch nốt phỏng tìm căn nguyên vi khuẩn trong trường hợp nghi ngờ biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết...
+ Chụp X-quang ngực hay cắt lớp vi tính ngực trong trường hợp có biến chứng viêm phổi, áp xe phổi,...
+ Chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc MRI sọ não trong trường hợp nghi ngờ có biến chứng viêm não,...
- Xét nghiệm HIV.
2.4. Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên
- Xét nghiệm sinh học phân tử (PCR hoặc tương đương) với các mẫu bệnh phẩm từ vết tổn thương trên da/niêm mạc (nốt phỏng nước bị vỡ, bị bong tróc) để xác định căn nguyên theo quy định của Bộ Y tế. Trong trường hợp không có nốt phỏng trên da lấy bệnh phẩm dịch ngoáy họng, vùng sinh dục, hậu môn trực tràng. Khi nghi ngờ mpox lan tỏa lấy bệnh phẩm dịch não tủy, màng phổi,…. Không sử dụng xét nghiệm huyết thanh học để chẩn đoán bệnh.
- Lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn tạm thời tại Phụ lục 1 và các văn bản cập nhật của Bộ Y tế về nội dung này. Thực hiện bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm theo quy định tại Thông tư số 40/2018/TT-BYT, ngày 07/12/2018 quy định về quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.
2.4. Chẩn đoán
2.4.1. Ca bệnh nghi ngờ
- Là trường hợp có tổn thương trên da, niêm mạc nghi mpox (đặc biệt trên nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam, suy giảm miễn dịch) VÀ
- Có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:
+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ mpox qua quan hệ tình dục, tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ cùng cá nhân của người bệnh;
+ Có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh mpox trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.
2.4.2. Ca bệnh xác định
Có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử dương tính với vi rút đậu mùa khỉ.
2.5. Chẩn đoán phân biệt
- Dựa trên triệu chứng sốt, phát ban phỏng nước và hạch to, cần chẩn đoán phân biệt bệnh mpox với các bệnh sau (Phụ lục 2):
+ Đậu mùa (smallpox).
+ Thủy đậu (chicken pox).
+ Herpes lan tỏa.
+ Tay chân miệng.
- Tổn thương loét bộ phận sinh dục cần phân biệt với bệnh giang mai.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240602465_QD-BYT_602010.doc .....(xem tiếp)

  • Đại cương
  • Bệnh cảnh lâm sàng
  • điều trị
  • Điều tra, báo cáo ca bệnh và phân tuyến điều trị
  • Phòng bệnh
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tổng quan ĐTĐ trong thai kỳ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    CME AI trong y khoa.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sàng lọc 3 tháng đầu thai kỳ

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    tiếp cận theo triệu chứng
    Các yếu tố
    24 - Phan Mỹ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space