Phần lớn các trường hợp có mệt mỏi mạn tính thường xuất hiện đột ngột6, sau một đợt bị cảm cúm7. Tuy vậy, có một tỷ lệ không nhỏ người bị mắc hội chứng này sau một giai đoạn căng thẳng kéo dài7. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm chứng minh mối tương quan giữa tình trạng nhiễm trùng, căng thẳng, stress với hội chứng mệt mỏi mạn tính. Tuy vậy, vai trò bệnh sinh cụ thể vẫn chưa được xác định rõ.
Hội chứng mệt mỏi mạn tính được chẩn đoán dựa vào bộ tiêu chuẩn chẩn đoán, theo khuyến cáo của Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh của Mỹ (CDC Centers for Disease Control and Prevention) 7. Đây cũng chính là bộ tiêu chuẩn sử dụng trong các nghiên cứu gần đây. CDC khuyến cáo cần phải có 3 tiêu chí sau8
- Là đợt bệnh mới có mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng liên tiếp, không liên đới đến vận động thể lực, không giảm với nghỉ ngơi, và không phải do tác dụng ngoại ý của thuốc.
- Tình trạng mệt mỏi có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hằng ngày.
- Ít nhất 4 dấu chứng sau kéo dài ít nhất 6 tháng:
- Giảm trí nhớ và độ tập trung
- Mệt mỏi sau vận động với cảm giác kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần.
- Không thoải mái sau ngủ dậy (chất lượng giấc ngủ kém)
- Đau cơ
- Đau nhiều khớp
- Đau đầu
- Đau họng tái đi tái lại
- Hạch cổ, hạch nách
Bên cạnh đó, CDC còn chỉ ra một số triệu chứng thường gặp khác bao gồm:
- Đầu óc không minh mẫn
- Khó đứng dậy, có cảm giác choáng, chóng mặt
- Dị ứng, khó chịu với thức ăn, mùi hôi, hóa chất, tiếng ồn, thuốc
- Triệu chứng giống như hội chứng đại tràng kích thích: chướng bụng, nhiều hơi, đau vùng quanh rốn, đi cầu phân bón – tiêu chảy
- Ớn lạnh, ra mồ hôi đêm
- Rối loạn thị giác (sợ sáng, chói sáng, đau mắt)
- Trầm cảm: giảm tâm trạng, bức rức, lo lắng, hoảng loạn.
Các người bệnh có dấu chứng gợi ý trên thì cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên sâu để có thể loại trừ chẩn đoán nguyên nhân thực thể và điều trị nguyên nhân chuyên biệt.
|