Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Tham khảo chính: ICPC )

1.1.1       Tổng quan

Việc điều trị cần dựa trên nguyên nhân gây mệt mỏi. Do vậy đối với trường hợp đã xác định nguyên nhân thực thể nguyên phát, chúng ta cần phải sử dụng phác đồ phù hợp. Đối với mệt mỏi mạn tính không đặc hiệu, nguyên nhân thường gặp là vấn đề tâm lý. Khuyến cáo hiện nay là phối hợp tư vấn thay đổi nhận thức - hành vi và tăng cường hoạt động thể lực phù hợp 3,4.

1.1.2       Điều trị không dùng thuốc cho mệt mỏi do tâm lý

Trong tương tác, bác sĩ cần có thái độ phù hợp trong đánh giá tình trạng mệt mỏi do nguyên nhân tâm lý. Các thông tin quan trọng chỉ có thể khai thác được khi mà người bệnh có được niềm tin ở bác sĩ. Do vậy chúng ta cần có công nhận thể bệnh này, cần lắng nghe tích cực, cần xâu chuỗi các dữ kiện về thói quen – lối sống – ý kiến quan điểm chủ quan – kỳ vọng, khuyến khích sự tái hòa nhập cuộc sống – công việc – tham gia vận động thể lực phù hợp… Bản thân việc xây dựng mối quan hệ bệnh nhân – bác sĩ đã là một kỹ thuật điều trị giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi.

Tư vấn tâm lý được đánh giá là giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi do tâm lý. Các buổi tư vấn sẽ giúp giải thích về triệu chứng ; thay đổi niềm tin – thái độ của người bệnh đối với tình trạng mệt mỏi; giúp xây dựng các kế hoạch và mục tiêu về tái hòa nhập cuộc sống – công việc ; giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu đi kèm và giúp quên cảm giác mệt mỏi. Bác sĩ gia đình có thể tư vấn điều hướng người bệnh đến các đồng nghiệp chuyên ngành tâm lý phù hợp.

Hoạt động thể lực phù hợp được chứng minh có hiệu quả cải thiện triệu chứng mệt mỏi trong 55% trường hợp5. Do vậy chúng ta cần khuyến khích người bệnh tập lại các hoạt động thể lực phù hợp, bắt đầu bằng các sinh hoạt hằng ngày, tăng dần mức độ thể lực đến với các hoạt động công việc – xã hội.

Một số can thiệp khác bao gồm :

  • Hướng dẫn tạo giấc ngủ sâu, có chất lượng
  • Giải thích cho người bệnh về tình trạng mệt mỏi không phải do bệnh thực thể, không nguy hiểm, cung cấp tờ rơi, tờ thông tin.
  • Mời người bệnh tham gia các nhóm thảo luận, câu lạc bộ bệnh nhân, tham gia các hoạt động xã hội phù hợp.
  • Khuyến khích trở lại làm việc, sinh hoạt lại bình thường.

1.1.3       Điều trị dùng thuốc cho mệt mỏi do tâm lý

Về điều trị thuốc chống trầm cảm, bác sĩ gia đình cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Chúng ta cần lưu ý sử dụng thuốc đúng chỉ định. Tuy nhiên, do lợi ích mang lại của thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh, bác sĩ gia đình cũng cần nghiên cứu sử dụng phù hợp (tham khảo thêm trong bài điều trị trầm cảm). Một số điểm lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm :

  • Tác dụng của thuốc thường đến chậm. Do vậy việc đánh giá hiệu quả điều trị cần thực hiện trễ sau vài tuần.
  • Thuốc có thể làm nặng thêm tình trạng mệt mỏi. Do vậy có thể ngưng thuốc nếu đánh giá không cải thiện triệu chứng sau 6-8 tuần.
  • Việc lựa chọn thuốc cần cân nhắc điều chỉnh các rối loạn phối hợp như rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, nhược cơ, …

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mở đầu
  • Tình huống lâm sàng 1
  • Tình huống lâm sàng 2
  • Định nghĩa
  • Đặc điểm của mệt mỏi mãn tính
  • Các nhóm nguyên nhân
  • Đặc điểm bệnh nhân
  • Khía cạnh tâm lý
  • Đặc điểm bệnh sử
  • Mệt mỏi và triệu chứng đi kèm
  • Khám lâm sàng và cận lâm sàng
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Kết luận
  • Tài liệu đọc thêm
  • Mục tiêu
  • Điều trị
  • câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Xuất tinh ra máu

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    CICLOSPORIN

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Viễn cảnh chuyên ngành

    Chăm sóc giảm nhẹ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    nhóm nguy cơ cao
    Phụ nữ có thai
    Mục tiêu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space